Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Truy xuất nguồn gốc hàng hóa: Khẳng định thương hiệu Việt

Thời đại công nghệ 4.0, công nghệ số “len lỏi” mọi mặt của đời sống xã hội, thì việc áp dụng các hệ thống truy xuất nguồn gốc cho sản phầm hàng hóa - là đặc biệt quan trọng. Xung quanh vấn đề này, PV đã có cuộc trò chuyện với Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia (NBC) Bùi Bá Chính.

Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia (NBC) Bùi Bá Chính
Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia (NBC) Bùi Bá Chính.

Xin ông cho biết vai trò, lợi ích của việc áp dụng các hệ thống truy xuất nguồn gốc trong giai đoạn hiện nay?

Vấn đề truy xuất nguồn gốc - đang dần trở thành rào cản phi thuế quan, việc truy xuất nguồn gốc trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) được xem là những nội dung bắt buộc trong tương lai. Khi hàng rào thuế quan ngày càng được giảm thiểu bởi các FTA, thì các hàng rào phi thuế quan sẽ có xu thế phát triển và tăng cường, truy xuất nguồn gốc cũng dần trở thành một hàng rào như vậy.

Để các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam giữ vững được vị thế và phát triển thêm các thị trường mới, việc thực hiện truy xuất nguồn gốc có vai trò rất quan trọng. Đơn cử, thị trường chính ngạch Trung Quốc với các sản phẩm nông sản, công nghiệp nhẹ..., thì truy xuất nguồn gốc đang trở thành yêu cầu bắt buộc tại Nghị định thư giữa 02 nước.

Truy xuất nguồn gốc cho sản phầm hàng hóa, giúp doanh nghiệp (DN) tạo tạo ra lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam khi tham gia chuỗi cung ứng.

Theo ông, đâu là những thuận lợi và khó khăn của DN khi ứng dụng công nghệ để truy xuất nguồn gốc?

DN đã thực hiện truy xuất nguồn gốc từ nhiều năm, các đơn vị nhập khẩu (NK), đa phần thị trường, mục tiêu của chúng ta đều yêu cầu truy xuất nguồn gốc. Họ đã thực hiện truy xuất nguồn gốc bằng cách sử dụng bên thứ ba, hoặc sử dụng người của DN sang tận nơi để giám sát quá trình sản xuất, hình thành và sau đó mới NK.

Với sự phát triển CNTT, các công nghệ IoT, Big Data, iCloud và rất nhiều công nghệ tiên tiến khác, thì việc truy xuất nguồn gốc, ứng dụng CNTT đang ngày càng phát triển. Tiềm năng của ứng dụng CNTT trong truy xuất nguồn gốc đó là giúp giảm thiểu nhân lực tham gia quá trình thực hiện truy xuất nguồn gốc, giảm thiểu giá thành sản phẩm, đồng thời quá trình đánh giá nhà cung cấp, cũng diễn ra nhanh - tức thời hơn và sản phẩm rất dễ dàng tiếp cận các thị trường mục tiêu.

Tuy nhiên, bản chất truy xuất nguồn gốc giống như một công cụ chuyển đổi số, các DN Việt Nam, cũng như DN trên thế giới, đều phải áp dụng. Việc chuyển đổi số ứng dụng trong quản lý, sản xuất đang gặp không ít khó khăn, chuyển đổi từ công nghệ, phương thức truyền thống sang công nghệ thời đại mới là chuyển đổi số hoàn toàn quá trình sản xuất, giám sát, quá trình XNK - cần sự thay đổi hạ tầng với đầu tư rất lớn về nguồn lực.

Truy xuất nguồn gốc hàng hóa - khẳng định thương hiệu Việt
Truy xuất nguồn gốc hàng hóa - khẳng định thương hiệu Việt.

Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia (Tổng cục Đo lường chất lượng – Bộ KH&CN) đã triển khai Đề án 100 của Chính phủ về truy xuất nguồn gốc được gần 04 năm; vậy, chúng ta đạt được những kết quả ra sao?

Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia là đầu mối thực hiện Đề án 100, đã đồng hành cùng các địa phương; đã có 62/63 tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch thực hiện Đề án. 63/63 tỉnh, thành phố đã thực hiện một số hoạt động trong khuôn khổ Đề án, dù 1 tỉnh chưa ban hành, nhưng cũng đang có nhiều hoạt động để xây dựng, hỗ trợ DN thực hiện truy xuất nguồn gốc một số sản phẩm trọng điểm của địa phương, hoặc sản phẩm OCOP (“Mỗi xã một sản phẩm”).

Trung tâm cũng cung cấp thông tin để Bộ KH&CN báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả triển khai Đề án thời gian qua. Qua đó, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục nghiêm túc, chủ động phối hợp triển khai, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án.

Trong quá trình triển khai Đề án, thuận lợi là rất nhiều DN với sự sáng tạo nhất định, bước đầu đã áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc, dù các hệ thống truy xuất nguồn gốc còn mang tính tự phát. Về khó khăn là tới đây, chúng ta phải kết nối được tất cả hệ thống theo mục tiêu của Đề án và chuẩn hóa các hệ thống đang thực hiện.

Được biết, hệ sinh thái truy xuất nguồn gốc đầu tiên của Việt Nam - Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia sắp ra mắt. DN có thể kỳ vọng gì trong việc tham gia vào hệ sinh thái này?

Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia đóng vai trò như cầu nối để kết nối tất cả các thành phần tham gia, cụ thể là giữa các bộ, ngành, địa phương, DN.

Các bên tham gia trong chuỗi cung ứng, đều thông qua Cổng thông tin để kết nối, hình thành nên chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị sản phẩm. Bởi mỗi ngành đều quản lý một khâu, hoặc một dòng sản phẩm khác nhau. Mỗi địa phương lại có những đặc trưng sản phẩm riêng, có thể chỉ thực hiện một khâu trong chuỗi hình thành nên giá trị sản phẩm.

Muốn truy xuất nguồn gốc, chuỗi sản phẩm đó phải được tự động hình thành, nhưng nếu không có sự kết nối dữ liệu, thì không hình thành được chuỗi đầy đủ. Khi có sự kết nối, thì chính quyền Trung ương (đại diện là các bộ, ngành), chính quyền địa phương (đại diện là UBND các tỉnh, thành phố), sẽ có cơ sở dữ liệu thực để thống kê, giúp tham mưu, hoạch định chính sách một cách nhanh chóng, phù hợp với điều kiện thực tế.

Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia cũng sẵn sàng chờ và kết nối với quốc tế. Cơ quan hải quan của các thị trường mục tiêu, có thể lấy thông tin về sản phẩm, hàng hóa phục vụ việc thông quan trước, hoặc đưa sản phẩm minh bạch sang “luồng xanh”.

Gần đây, trái sầu riêng được phép XK chính ngạch sang Trung Quốc, tại Nghị định thư giữa 02 nước, yêu cầu sản phẩm phải được truy xuất nguồn gốc, trong đó phải định danh rõ vùng trồng, xưởng sơ chế và đơn vị thực hiện XK.

Khi hoạt động truy xuất nguồn gốc rõ ràng - có sự tham gia của Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính, ngành hải quan, Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia, nếu kết nối được với phía Hải quan Trung Quốc, sẽ đảm bảo các sản phẩm sầu riêng Việt Nam được lưu thông nhanh, tránh ách tắc trong quá trình thông quan.

Triển vọng để sản phẩm hàng hóa, nhất là nông sản Việt Nam được lên kệ hàng của các thị trường thế giới, có sự tham gia của truy xuất nguồn gốc, sẽ khởi sắc như thế nào năm 2023?

2023 có thể là năm các hoạt động chuyển đổi của “3 năm Covid-19”, có những tác động tích cực. Đó là chuyển từ thương mại truyền thống sang các mô hình thương mại phi truyền thống. Hệ thống truy xuất nguồn gốc, sẽ góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa đối với nhiều sản phẩm trên các sàn TMĐT.

Khi đó, những sản phẩm được kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia và hình ảnh sản phẩm, sẽ được trưng bày trên các kệ của các trang TMĐT. Nếu theo chuẩn của hệ thống truy xuất nguồn gốc, chuẩn của GS1 thì, sản phẩm rất dễ dàng được đặt lên kệ của sàn TMĐT Amazon (cũng theo chuẩn GS1).

Khi lên các trang TMĐT quốc tế, các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam có thể xuất hiện tại nhiều gia đình của các quốc gia.

Trân trọng cảm ơn ông!

Hà Thu (Thực hiện)

Bài liên quan

Tin mới

PVcomBank lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Việt Nam
PVcomBank lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Việt Nam

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) một lần nữa chứng tỏ sự phát triển vượt bậc của mình khi tiếp tục ghi danh trong Bảng xếp hạng FAST500 - nơi tôn vinh 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam.

Công an Tây Ninh triệt xóa tụ điểm đá gà qua mạng
Công an Tây Ninh triệt xóa tụ điểm đá gà qua mạng

Thông tin từ Công an huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, đơn vị này đang tạm giữ hình sự 11 đối tượng để điều tra, làm rõ hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc; có 6 người khác tại ngoại để tiếp tục phục vụ công tác điều tra.

Agribank tài trợ 10 tỷ đồng xây dựng 200 căn nhà cho hộ nghèo tỉnh Lạng Sơn
Agribank tài trợ 10 tỷ đồng xây dựng 200 căn nhà cho hộ nghèo tỉnh Lạng Sơn

Agribank đã tài trợ 10 tỷ đồng xây dựng 200 căn nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, hưởng ứng tích cực phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Khi thị trường nhiều biến động, nhà đầu tư chọn kênh nào?
Khi thị trường nhiều biến động, nhà đầu tư chọn kênh nào?

Lãi suất tiết kiệm thấp; vàng biến động ở mức rủi ro cao; chứng khoán không ổn định; bất động sản bị thổi giá...Bức tranh của thị trường hiện tại là như vậy, nhà đầu tư chọn kênh nào?

Đóng điện thành công dự án TBA 110kV Sông Lô và nhánh rẽ
Đóng điện thành công dự án TBA 110kV Sông Lô và nhánh rẽ

Công ty Điện lực Vĩnh Phúc vừa phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nghiệm thu đóng điện thành công dự án Trạm biến áp 110kV Sông Lô và nhánh rẽ.

Phê duyệt chủ trương mở rộng 65km cao tốc La Sơn - Hòa Liên lên 4 làn xe
Phê duyệt chủ trương mở rộng 65km cao tốc La Sơn - Hòa Liên lên 4 làn xe

Sau khi đầu tư mở rộng lên 4 làn xe, cao tốc La Sơn - Hòa Liên sẽ cùng với các cao tốc Cam Lộ - La Sơn, Đà Nẵng - Quảng Ngãi… nâng cao năng lực khai thác hiệu quả.