Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

TS Phạm S - Nhà quản lý, Nhà khoa học với tình yêu NNCNC

Phó Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng, TS Phạm S vừa được Viện Nội dung kỷ lục Thế giới (WRCA) đã trao tặng chứng nhận và đĩa vàng kỷ lục gia khoa học vì có nhiều đề tài ứng dụng thực tiễn. Sự say mê khoa học thể hiện trong từng chỉ đạo của vị lãnh đạo tỉnh - nơi đi đầu trong cả nước về ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.

Từ Nhà khoa học với tình yêu nông nghiệp  

TS Phạm S - Nhà quản lý, Nhà khoa học với tình yêu NNCNC - Hình 1

Tiến sỹ TS Lê Doãn Hợp – Chủ tịch Hội đồng xác lập Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao chứng nhận và đĩa vàng cho TS Phạm S năm 2017   

Năm 1997, TS Phạm S giữ cương vị Giám đốc Trung nghiên cứu thực nghiệm chè Lâm Đồng. Lúc bấy giờ, năng suất bình quân của chè trong nước chỉ khoảng 5 tấn/ha, thì hai giống chè cao sản của TS Phạm S nghiên cứu giống chè LĐ-97 và TB14 ra đời, đạt năng suất hơn 20 tấn/ha, trở thành bước đột phá làm thay đổi toàn bộ cục diện ngành chè Lâm Đồng nói riêng và cả ngành chè Việt Nam. “Hiện kim ngạch xuất khẩu chè của Lâm Đồng là 28-29 triệu USD/năm. Tỉnh đã đầu tư xây dựng thương hiệu chè B’Lao từ năm 2009 và là địa phương đầu tiên tổ chức lễ hội văn hóa chè Lâm Đồng” - TS Phạm S tự hào nói. Là lãnh đạo tỉnh, nhưng trong chiếc cặp da của ông luôn là tài liệu phổ biến kỹ thuật, các nghiên cứu về chè.

Năm 1998, khi nhận Bằng lao động sáng tạo, ông nói: “Trong mỗi bằng lao động sáng tạo đều có lời dạy của Bác Hồ: “Sáng kiến và kinh nghiệm là của quý chung của dân tộc... không biết quý trọng sáng kiến và kinh nghiệm, tức là lãng phí của dân tộc”. Thấu hiểu sâu sắc lời dạy của Bác, do đó, dù tổ chức phân công công tác nhiều lĩnh vực, nhưng mình luôn lấy sáng kiến, khoa học công nghệ để đổi mới tư duy, làm động lực nghiên cứu khoa học, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được phân công”.

TS Phạm S - Nhà quản lý, Nhà khoa học với tình yêu NNCNC - Hình 2

Giáo sư TS. Đặng Vũ Minh Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam trao bằng chứng nhận cho TS Phạm S năm 2016

Ông là sáng lập viên Vườn nghiên cứu Quốc tế xuất sắc - INTEREXREGAR, được bảo hộ sở hữu trí tuệ đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam. Hiện, vườn thực vật INTEREXREGAR đang lưu giữ hơn 100 nghìn cá thể. Trong đó, hơn 100 nguồn gen quý hiếm trong và ngoài nước, đóng góp nhiều giống cây quý hiếm cho nền nông nghiệp Việt Nam như: Hai giống chè cao sản, hai giống hoa quý hiếm, một giống dâu tây, hai giống cây lâm nghiệp, ba giống dược liệu quý hiếm và nhiều giống cây khác, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Việt Nam. Đặc biệt, là 5 giống cây ăn quả quý hiếm, trong đó có siêu quả Magic-S, được Viện sở hữu trí tuệ quốc tế công nhận “Top 10 thương hiệu nổi tiếng quốc gia năm 2017” và Trung tâm Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương công nhận “Top 10 thương hiệu tiêu biểu Châu Á - Thái Bình Dương năm 2017”.

KLG-TS Phạm S là tác giả chín cuốn sách, một giáo trình đại học; công bố hơn 100 công trình khoa học, báo cáo khoa học trên một số tạp chí khoa học, hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế. Ông còn là tác giả trực tiếp trả lời hơn 100 phỏng vấn về khoa học nông nghiệp, quy hoạch đô thị xanh trên các phương tiện thông tin đại chúng quốc gia, phục vụ các thông tin hữu ích cho cộng đồng.

Cùng với hoạt động nghiên cứu khoa học, ông còn tham gia tích cực trong công tác đào tạo. Đến nay, KLG-TS Phạm S tham gia đào tạo đại học, hướng dẫn và đồng hướng dẫn sau đại học 22 học viên cao học và bốn nghiên cứu sinh trong nước, quốc tế; tham gia đào tạo và Hội đồng khoa học nhiều trường đại học, viện nghiên cứu ở Việt Nam; tham gia hợp tác với các trường đại học quốc tế như: University of California, Davis, Hoa Kỳ; University Ghent, Vương quốc Bỉ; University Sung Kyunkwan, Hàn Quốc; University Stenden, Hà Lan...

TS Phạm S - Nhà quản lý, Nhà khoa học với tình yêu NNCNC - Hình 3

Chè công nghệ cao  thu nhập 0,8-2 tỷ đồng/ha, có đóng góp lớn của nhà khoa học, nhà quản lý Phạm S

Trong quá trình nghiên cứu và hoạt động thực tiễn, KLG-TS Phạm S đã đưa ra 5 khái niệm có tính mới, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, đã được thể chế các chính sách phục vụ sản xuất và đời sống; được chia sẻ trên phạm vi quốc gia và quốc tế, như: Khái niệm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Khu công nghiệp nông nghiệp, Làng đô thị xanh và khái niệm nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại. “Các khái niệm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, trở thành những tài liệu quý phục vụ trong đào tạo nguồn nhân lực, trong nghiên cứu khoa học, trong chỉ đạo sản xuất…”, KLG-TS Phạm S, cho biết.

Nhìn vào con số 43.000ha đất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - chiếm 16% đất nông nghiệp toàn tỉnh - với doanh thu hàng năm đạt 145 triệu đồng/ha, trong đó rau công nghệ cao đạt 400-500 triệu đồng/ha, hoa công nghệ cao 0,8-1,2 tỷ đồng/ha, dâu tây công nghệ cao 2 tỷ đồng/ha, rau thuỷ canh 8 tỷ đồng/ha…, không thể phủ nhận sự đóng góp của nhà khoa học, nhà quản lý Phạm S. Ông tâm sự: “Khi Việt Nam gia nhập WTO, tôi nhận thấy cần thay đổi cả trong nghiên cứu của mình và trong chỉ đạo ở cương vị phó chủ tịch tỉnh phụ trách khối sản xuất. Trong nông nghiệp công nghệ cao, ngay nhà vườn Lâm Đồng cũng cần phát huy lợi thế tiềm năng của mình. Với các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp, đòi hỏi càng cao hơn thế”.

Nhà quản lý – lấy thực tiễn làm mục tiêu sáng tạo

Hiện nay, với cương vị Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, dù rất bận rộn với công việc quản lý song, ông vẫn dành khoảng thời gian hợp lý để nghiên cứu khoa học. Tiến sĩ Phạm S chia sẻ: “Tôi luôn coi nghiên cứu khoa học là một trợ thủ đắc lực để thực hiện công việc quản lý nhà nước đạt hiệu quả cao hơn”. Trong các chuyến thực tế cùng TS Phạm S, hầu như lúc nào cũng thấy ông tất bật, trăn trở với sự chỉ đạo về cây, con, về nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp thế mạnh địa phương. Ông luôn nhớ từng chi tiết, hiện trạng sản xuất nông nghiệp của từng vùng, để chỉ đạo sản xuất sát với thực tế của địa phương.

TS Phạm S - Nhà quản lý, Nhà khoa học với tình yêu NNCNC - Hình 4

Mô hình trồng hoa nông nghiệp công nghệ cao

Lấy khó khăn trong thực tiễn làm mục tiêu sáng tạo, đó là tác phong làm việc của nhà khoa học, nhà quản lý, TS Phạm S. “Trong quá trình công tác, mình luôn phân bổ thời gian hợp lý vào ban đêm, ngày nghỉ, dịp lễ, Tết để ưu tiên công tác nghiên cứu khoa học. Và sự nghiệp nghiên cứu khoa học luôn gắn bó với mình, là giá trị cốt lõi không thể thiếu trong suốt quá trình hoạt động thực tiễn”, KLG-TS Phạm S, thổ lộ.

Trong hơn 25 năm công tác, dù được phân công đảm nhận nhiều lĩnh vực, (Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng, sau đó 5 năm là Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Hiện ông giữ cương vị Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng) nhưng KLG-TS Phạm S chưa bao giờ ngưng nghỉ việc nghiên cứu khoa học, nhiều công trình khoa học của ông có giá trị thực tiễn cao, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững. Ông vinh dự là tác giả đoạt giải nhì “Giải thưởng khoa học - công nghệ Việt Nam năm 2007”; chủ nhiệm đề tài cụm công trình khoa học được công bố trong “Sách vàng Sáng tạo Việt Nam” lần thứ nhất - năm 2016; và gần đây nhất là năm 2017, ông được Liên minh Kỷ lục thế giới, Tổ chức Kỷ lục châu Á trao bằng kỷ lục gia khoa học vì có nhiều đề tài ứng dụng thực tiễn. “Đây là những thành quả bước đầu, là động lực giúp mình cố gắng, phấn đấu nhiều hơn trên con đường nghiên cứu khoa học đã và đang theo đuổi”, KLG-TS Phạm S, tâm sự.

Với những đóng góp khoa học phục vụ cộng đồng, KLG-TS Phạm S được các tổ chức trong và ngoài nước ghi nhận, tôn vinh như: Viện Hàn lâm Khoa học sáng tạo Thế giới trao tặng Biểu tượng đĩa vàng, về sự đóng góp khoa học công nghệ; một trong 200 nhà khoa học được ghi danh trong ấn phẩm “Niên lịch và Sự kiện Việt Nam” năm 2017, do Viện Niên lịch và Sự kiện thế giới phát hành. Đặc biệt, ông được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao bằng Kỷ lục gia khoa học về “Nhà khoa học có bằng lao động sáng tạo và văn bằng sở hữu trí tuệ nhiều nhất”, “Nhà khoa học được bảo hộ sở hữu trí tuệ giống cây trồng, nguồn gen thực vật quý hiếm trong và ngoài nước nhiều nhất” và “Vườn nghiên cứu quốc tế xuất sắc, được bảo hộ sở hữu trí tuệ đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam”.

Khi Việt Nam tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN, TPP…, ông hiểu rằng nếu không có chiến lược kinh doanh tốt, doanh nghiệp sẽ thua thiệt ngay trên sân nhà. “Thực tế này khiến tôi phải đào sâu tư duy hơn nữa. Gần đây, tôi dành nhiều thời gian đi thực tế để giúp doanh nghiệp trên tinh thần lấy KH&CN làm khâu đột phá trong mọi hoạt động của các ngành, đặc biệt là nông nghiệp” - Phạm S nói.

Qua hơn 25 năm hoạt động khoa học bền bỉ, KLG - TS Phạm S sinh năm 1966. Ông được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao bằng kỷ lục gia khoa học “Nhà khoa học có đề tài ứng dụng thực tiễn được cấp nhiều bằng lao động sáng tạo và văn bằng sở hữu trí tuệ nhất Việt Nam” và bằng kỷ lục gia khoa học “Nhà khoa học sở hữu giống cây trồng, nguồn gene thực vật quý hiếm trong và ngoài nước nhiều nhất Việt Nam”.Ông được Viện Hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới trao biểu tượng “Đĩa vàng” về sự đóng góp cho khoa học - công nghệ. Ông cũng là tác giả sở hữu 50 giống cây trồng và nguồn gene thực vật quý hiếm, là tác giả của 7 cuốn sách về khoa học nông nghiệp; bảy Bằng lao động sáng tạo; chủ sở hữu 42 văn bằng sở hữu trí tuệ; sáng lập viên Vườn nghiên cứu Quốc tế xuất sắc - INTEREXREGAR, được bảo hộ sở hữu trí tuệ đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam.

Cao Diên – Hải Dương

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.