Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

TS. Vũ Tiến Lộc: CPTPP - Cơ hội đa phương hoá các quan hệ kinh tế

Ngày 5/11/2018, phát biểu tại phiên Thảo luận toàn thể tại Hội trường của Quốc hội khóa XIV về việc xem xét phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình), TS. Vũ Tiến Lộc cho rằng việc ký kết và phê chuẩn CPTPP là một quyết định chính trị quan trọng thể hiện bản lĩnh và tầm nhìn xa, trông rộng của Đảng và Nhà nước vì lợi ích của đất nước.

TS. Vũ Tiến Lộc: CPTPP - Cơ hội đa phương hoá các quan hệ kinh tế - Hình 1

TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Đại biểu QH tỉnh Thái Bình)

Mở rộng thương mại

Theo TS. Vũ Tiến Lộc: Đây là cơ hội mở rộng thương mại, đầu tư với 3 thị trường mới đầy tiềm năng ở châu Mỹ, cơ hội nâng cấp và làm sâu sắc thêm mối liên hệ cộng hưởng với 7 thị trường còn lại, trong đó có nhiều đối tác chiến lược quan trọng.

Cơ hội tăng lợi nhuận cho DN, có thêm việc làm cho người lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân.

Đây cũng là cơ hội để đa phương hoá các quan hệ kinh tế quốc tế, đưa nền kinh tế của nước ta thoát khỏi tình trạng phụ thuộc quá lớn vào một vài thị trường, bảo đảm sự phát triển tự chủ và bền vững.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, xung đột và chiến tranh thương mại leo thang thì những cơ hội này càng quý giá.

Chúng ta cũng kỳ vọng nhiều vào cơ hội hoàn thiện thể chế từ Hiệp định này. Các cam kết tiêu chuẩn cao của nền thương mại hiện đại sẽ là động lực, đồng thời là áp lực để đẩy nhanh tiến trình cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cải thiện môi trường kinh doanh và thúc đẩy cạnh tranh.

Việc thực hiện các yêu cầu rất cao về tiêu chuẩn lao động, môi trường, phòng chống tham nhũng và minh bạch hoá… dù đòi hỏi nhiều nỗ lực và chi phí tuân thủ, nhưng sẽ mang lại lợi ích to lớn cho người lao động, xã hội, uy tín và thương hiệu của hàng hóa, dịch vụ “made  in  Viet Nam” đối với NTD thế giới.

Nâng cao năng lực chính quyền và DN

Tuy nhiên, theo TS. Vũ Tiến Lộc,  chúng ta cũng không thể không lo lắng về nguy cơ các cơ hội này có thể không thể trở thành hiện thực. Bài học từ việc thực hiện 10 FTAs đang cho thấy rõ điều đó.

Các FTAs từng hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội, nhưng phần lợi ích thực sự đạt được của chúng ta còn khiêm tốn. Riêng các lợi ích từ ưu đãi thuế quan, trung bình chúng ta mới chỉ tận dụng được chưa đầy 40% (chủ yếu thuộc về các DN FDI). Hơn 60% còn lại, vì nhiều lý do khác nhau, đã tuột khỏi tay DN Việt.

Việc quan trọng hơn là phải xây dựng được các cơ chế bảo đảm nâng cao năng lực của cả chính quyền và DN để có thể hiện thực hóa thành công các cơ hội được mở ra.

TS. Vũ Tiến Lộc cũng đề nghị Quốc hội giao nhiệm vụ cho Chính phủ xây dựng và triển khai Chương trình hành động bảo đảm thực thi Hiệp định có hiệu quả và đáp ứng ba yêu cầu cơ bản:

Một là, phải bao gồm đầy đủ các nhiệm vụ xây dựng chính sách, pháp luật cần thiết, không chỉ để tuân thủ các cam kết trong Hiệp định mà còn để ứng phó với các thách thức và tận dụng được các cơ hội mở ra.

Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội mới chỉ liệt kê các văn bản pháp luật sẽ phải sửa đổi hay ban hành mới theo yêu cầu của Hiệp định. Điều đó là cần nhưng chưa đủ. Chúng ta chưa có bất kỳ dự kiến nào về việc sửa đổi hay ban hành mới các chính sách, văn bản tuy không phải do Hiệp định trực tiếp yêu cầu nhưng cần thiết phải điều chỉnh dưới tác động của Hiệp định.

Hai là, phải dự kiến được các phương án cụ thể để chúng ta không chỉ thực thi Hiệp định một cách nghiêm túc mà còn phải biết thực thi một cách khôn ngoan, không chỉ cần tuân thủ mà còn còn phải biết chủ động vận dụng theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” vì lợi ích của DN, quốc gia, dân tộc.

Ba là, chương trình hành động thực thi Hiệp định cần nhấn mạnh công tác tổ chức thực hiện và hỗ trợ các đối tượng chịu tác động, đặc biệt là các DN siêu nhỏ, NVV và nhóm các đối tượng dễ bị tổn thương trong khu vực nông nghiệp, nông thôn... nếu các đối tượng này không được hưởng lợi từ CPTPP thì việc thực thi Hiệp định này sẽ là một thất bại.

Từ kinh nghiệm thực thi WTO và các FTAs trước đây, đại biểu Vũ Tiến Lộc đề nghị, đối với DN, ít nhất có ba nhóm công việc hỗ trợ cần đưa vào chương trình hành động.

Một là, do văn kiện CPTPP là sản phẩm của các nhà chính trị và kỹ trị, nên bao giờ cũng quá phức tạp, hàn lâm và kỹ thuật, nên DN khó có thể đọc mà hiểu được ngay và hiểu đúng để vận dụng một cách có hiệu quả. Vì vậy, Chính phủ và Đoàn đàm phán cần có đầu mối chính thức để hướng dẫn và tư vấn cho DN về nội dung của các cam kết.

Hai là, trong mọi kế hoạch rà soát, nội luật hóa các cam kết hoặc xây dựng pháp luật liên quan tới Hiệp định, các bộ, ngành cần tham vấn rộng rãi và thực chất với cộng đồng DN.

Ba là, cần thiết lập một đầu mối chính thức để tiếp nhận và hỗ trợ giải quyết các vấn đề của DN, đặc biệt là trong việc xử lý các bất đồng về cách thức diễn giải trong quá trình áp dụng trực tiếp các cam kết cũng như các quy định nội luật hóa Hiệp định...

Nguyễn Kiên

Bài liên quan

Tin mới

Hệ thống ngân hàng đẩy mạnh hoạt động tín dụng cuối năm theo hướng nào?
Hệ thống ngân hàng đẩy mạnh hoạt động tín dụng cuối năm theo hướng nào?

Theo Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 28/8, tổ chức tín dụng có tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2024 đạt từ 80% chỉ tiêu, sẽ được chủ động điều chỉnh tăng thêm dư nợ tín dụng dựa trên cơ sở điểm xếp hạng của tổ chức tín dụng.

Thanh Hóa: Đề xuất ban bố tình huống khẩn cấp về việc sạt lở tại Trường THCS xã Lâm Phú
Thanh Hóa: Đề xuất ban bố tình huống khẩn cấp về việc sạt lở tại Trường THCS xã Lâm Phú

Đoàn công tác liên ngành của tỉnh Thanh Hóa vừa kiểm tra công trình nhà lớp học 2 tầng 8 phòng học và các công trình phụ trợ Trường THCS xã Lâm Phú, huyện Lang Chánh bị ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3.

Nghệ An: Vận hành xả nước hồ chứa thủy điện Bản Cốc và Châu Thắng (Quế Phong)
Nghệ An: Vận hành xả nước hồ chứa thủy điện Bản Cốc và Châu Thắng (Quế Phong)

Hồi 8h17 phút sáng nay, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh nhận được Thông báo số 09 ngày 19/9 của Công ty CP Thủy điện Quế Phong về việc vận hành xả nước hồ chứa thủy điện Bản Cốc do lưu lượng về hồ có xu hướng tăng...

Nhiều chủ đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng vẫn thua lỗ, cú “đảo chiều” bao giờ mới diễn ra?
Nhiều chủ đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng vẫn thua lỗ, cú “đảo chiều” bao giờ mới diễn ra?

Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng nửa đầu năm 2024 vẫn chưa ghi nhận chuyển biến rõ rệt. Sự trầm lắng gần như vẫn bao phủ thị trường, đặc biệt khi nhiều chủ đầu tư vẫn báo lỗ.

Công an tỉnh Thanh Hóa phát động phong trào thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống CAND
Công an tỉnh Thanh Hóa phát động phong trào thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống CAND

Sáng 19/9, Công an tỉnh tổ chức hội nghị đối thoại giữa Công an tỉnh với cán bộ, chiến sỹ (CBCS) Công an cấp xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã) và phát động phong trào thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945-19/8/2025); 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005-19/8/2025).

Tọa đàm xây dựng tiêu chí riêng đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Tọa đàm xây dựng tiêu chí riêng đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Sáng 19/9, Bộ Tư pháp phối hợp với Sở Tư pháp Thanh Hóa tổ chức Tọa đàm trao đổi về xây dựng tiêu chí riêng đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL).