TTCK ảnh hưởng như thế nào trước thông tin về sai phạm của ông Trần Bắc Hà? - Hình 1

Ông Trần Bắc Hà - nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV

Hoạt động đầu tư nước ngoài

Dưới thời Ông Trần Bắc Hà, BIDV mạnh lên như một chú hổ trong lĩnh vực Ngân Hàng, không chỉ về hoạt động kinh tế mà còn cả chính trị tầm quốc gia của BIDV. Ông là Chủ tịch của 3 Công ty (Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Campuchia, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Myanmar (MIDC), Công ty TNHH Đầu tư phát triển quốc tế (IIDC)), ngoài ra BIDV còn đầu tư vào các Công ty liên doanh, liên kết như Ngân hàng Lào Việt, Ngân hàng Việt – Nga (VRB).

Có tới sáu quốc gia – vùng lãnh thổ BIDV đặt chân đến như: Lào, Campuchia, Myanmar và địa bàn có nhiều người gốc Việt làm ăn Cộng Hoà Séc, Cộng hoà LB Nga, Đài Loan. Ông Hà còn là chủ tịch và vận hành hoạt động của các Hiệp hội các NĐT Việt Nam sang Lào, Campuchia, Myanmar (AVIL, AVIC, AVIM).

Mức độ ảnh hưởng của Ông Hà thời hậu nghỉ hưu vẫn còn đó, khi các hoạt động pháp lý cấp phép đối với hoạt động đầu tư nước ngoài chính là chủ trương của ông Trần Bắc Hà.

Như vậy, nếu cơ quan điều tra tiến hành điều tra Ông Hà tại các nhiệm kỳ từ năm 2010 -2015 và 2015 – 2020 như kết luận của UBKTTW, có xem xét đến những hoạt động đầu tư nước ngoài của ông Hà hay không? và cũng có thể nguồn vốn hoạt động đầu tư của các Công ty dưới thời ông Hà có tác động vào thị trường chứng khoán hay không vẫn là một câu hỏi lớn… Nhưng, một điều chắc chắn rằng nó sẽ ảnh hưởng đến TTCK Việt Nam.

Ảnh hưởng của ông Hà đối với các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK

Ông Trần Bắc Hà còn có những nốt nhạc trầm bổng liên quan đến hoạt động cho vay. Ngân hàng BIDV hiện vẫn là chủ nợ lớn nhất của một số doanh nghiệp đang có những khó khăn trong hoạt động kinh doanh như Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG), Quốc Cường Gia Lai (QCG), Vinachem, Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc, Công ty CP Hùng Vương (HVG).

Đến nay, việc Ông Hà vướng vào vòng lao lý khi cho 12 Công ty con của Phạm Công Danh vay vốn (4.700 tỷ), ngoài ra BIDV dưới đang có rất nhiều các con nợ lớn trên TTCK Việt Nam, và được xem như là những tảng băng chìm chờ bốc hơi và nổi nhẹ lên mặt nước. Có thể vào phiên giao dịch ngày mai (4/6), cổ phiểu BIDV (BID), HAGL (HAG), Hùng Vương (HVG)… sẽ lại thêm một lần sóng gió.

TTCK ảnh hưởng như thế nào trước thông tin về sai phạm của ông Trần Bắc Hà? - Hình 2

TTCK Việt Nam liệu có một phen sóng gió sau tin UBKTTW kết luận về những vi phạm nghiêm trọng của ông Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV?

Lịch sử TTCK từ những tin đồn ảo và thật

Trước khi UBKTTW kết luận về những sai phạm của ông Trần Bắc Hà, đã không ít nhà đầu tư dở khóc, dở cười khi nghe tin đồn ông Hà bị bắt. Cụ thể như:

Ngày 21/2/2013, tin đồn ông Hà bị bắt đã tác động mạnh mẽ đến thị trường tài chính, hoạt động bán tháo chứng khoán diễn ra trên diện rộng (HOSE index giảm 18 điểm tương đương -3,36%, HNX index giảm 3,35 điểm tương đương -5,3%). Thậm chí, có gần 430 mã chứng khoán giảm điểm, trong đó 148 mã giảm sàn.

Đến ngày 10/8/2017, trước tin đồn ông Bắc Hà bị bắt vì liên quan đến đại án ngân hàng xây dựng, cổ phiếu BID giảm sàn trắng bên mua, VN-Index giảm 17,91 điểm tương đương - 2,26%, HNX index giảm 1,22 điểm tương đương -1,19%, TTCK bốc hơi khoảng 1,8 tỷ USD.

Những tin đồn ảo là vậy, nhưng giờ đây khi sai phạm của ông Hà được UBKTTW nêu rõ là “rất nghiêm trọng”, thì TTCK sẽ ảnh hưởng như thế nào trong phiên giao dịch ngày 4/6? Phải chăng cổ phiếu của BIDV (BID) chưa thoát khỏi cơn ốm của các phiên bán tháo tuần trước, thì tuần tới lại tiếp tục lao đao…?

Từ năm 2017 đến nay, sự tăng trưởng chóng mặt của các cổ phiếu Ngân hàng đã ảnh hưởng đến tỷ trọng vốn hoá của lĩnh vực này trên TTCK. Chỉ tính đến cuối năm 2017, các cổ phiếu tăng mạnh về thị giá và khối lượng giao dịch như VCB (33%), CTG (18%), BID (41%), VPB (36%), MBB (26%), ACB (20%),…

Nếu xét về mức vốn hoá của cổ phiếu ngân hàng trên TTCK, VN30 Index có BID, MBB, VCB.

Việc kết luận của UBKTTW có cả những sai phạm của BIDV và NHNN đồng thời chỉ đích danh cựu Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà, liệu trong năm 2018 các cổ phiếu vua có bị ảnh hưởng, và giá cổ phiếu ngành ngân hàng sẽ như thế nào trong phiên giao dịch 4/6 tới đây?.

Đặc biệt, ngày 4/6 cũng là ngày cổ phiếu TECHCOMBANK  (TCB) chào sàn lần đầu tiên ra công chúng, với mức định giá cổ phiếu TCB là 128.000 đồng, với mức vốn hoá trên thị trường là hơn 1 tỷ USD. Như vậy, với thông tin tiêu cực từ ngành Ngân hàng có ảnh hưởng đếncổ phiếu này trong ngày 4/6?

Có người ví von BIDV giờ đây như rắn mất đầu. Bởi, thượng tầng BIDV hiện vẫn chưa ổn định kể từ khi ông Bắc Hà về hưu, và đến nay NHNN vẫn chưa chính thức tìm được người thay thế ông Hà. Kể từ 9/2016, ông Trần Anh Tuấn là Uỷ Viên phụ trách HĐQT, nhưng đến ngày 21/4/2018, ông Tuấn đã nghỉ hưu và người kế nhiệm Uỷ viên Phục trách là Ông Bùi Quang Tiên.

Khi mà hiện NHNN vẫn đang loay hoay tìm ra vị nhạc trưởng xứng đáng cho Ngân hàng BIDV, thì trước sai phạm của ông Bắc Hà đang bị điều tra, chắc chắn cố phiếu BID vẫn chưa thể vượt qua được cơn bĩ cực…

Bảo Ngọc