Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tước GPLX đối với 11 lỗi vi phạm theo dự thảo Luật bảo đảm trật tự giao thông đường bộ

Bộ Công an đề xuất 11 hành vi bị tước bằng lái và 28 lỗi bị trừ điểm trong dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Dự thảo đề xuất quy định 28 lỗi vi phạm bị trừ điểm và 11 lỗi vi phạm bị tước bằng lái.Dự thảo đề xuất quy định 28 lỗi vi phạm bị trừ điểm và 11 lỗi vi phạm bị tước bằng lái.

Bộ Công an vừa trình Chính phủ xem xét dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, trong đó đề cập đến việc chuyển sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX), giám sát chấp hành pháp luật của tài xế cho Bộ Công an phụ trách thay vì Bộ GTVT như hiện nay.

Ngoài ra cơ quan này cũng đề xuất quy định 28 lỗi vi phạm bị trừ điểm và 11 lỗi vi phạm bị tước bằng lái.

Tước bằng đối với 11 lỗi vi phạm

Cục CSGT cho biết hiện nay chưa có quy định quản lý quá trình chấp hành pháp luật của người được cấp GPLX. Sau khi được cấp bằng lái, tài xế không bị cơ quan nào quản lý, giám sát.

Còn việc đào tạo, sát hạch dễ dàng dẫn đến tình trạng lái xe không đủ tiêu chuẩn như có tiền sử tâm thần, đang bị truy nã, thậm chí đang thi hành án nhưng vẫn được cấp, đổi GPLX. Không ít trường hợp đang bị CSGT tạm giữ GPLX nhưng được cấp lại GPLX khác, có người còn sở hữu 2-3 GPLX.

Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó cục trưởng cục CSGT, cho rằng phải làm chặt quy trình đào tạo, sát hạch GPLX đồng thời cần tách bạch giữa đào tạo và sát hạch cấp giấy phép do hai lực lượng chuyên biệt để chuyên môn hóa. 

"Theo kinh nghiệm của một số nước có hệ số ATGT cao như Singapore, Nhật Bản, việc đào tạo do cơ quan quản lý về giao thông chịu trách nhiệm còn sát hạch thuộc về lực lượng cảnh sát vì cảnh sát sẽ nắm bắt được quá trình hoạt động của tài xế như thói quen, các lỗi vi phạm thường gặp, đặc điểm giao thông của các vùng, miền…”, đại tá Bình nói.

Ngoài ra, nhằm đảm bảo quản lý quá trình chấp hành pháp luật của người được cấp GPLX, Bộ Công an đã đề xuất 11 hành vi vi phạm sẽ bị tước ngay quyền sử dụng GPLX trong dự thảo Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ. Trong đó điển hình như hành vi trong cơ thể tài xế có chất ma túy, nồng độ cồn, đi ngược chiều trên đường cao tốc, lạng lách, đua xe trái phép…

"Trừ điểm là văn minh"

Bên cạnh việc tước GPLX đối với 11 lỗi vi phạm nguy cơ cao dẫn đến tai nạn, trong dự thảo nay, Bộ Công an còn đề xuất bị trừ điểm GPLX đối với 28 lỗi vi phạm Luật Giao thông đường bộ.

Theo đó, mỗi GPLX sẽ có 12 điểm tương ứng với 12 tháng, đây là mức điểm được lấy theo kinh nghiệm của một số nước đã áp dụng cách làm này. Những điểm này không ghi trên giấy phép lái xe mà lưu trong hệ thống dữ liệu bằng lái, điểm trừ đối với người vi phạm sẽ được cập nhật ngay sau khi xử phạt.

Trong trường hợp bị trừ hết điểm, giấy phép lái xe bị coi không còn hiệu lực. Tài xế muốn cấp giấy phép lái xe mới, phải học và thi trong thời gian ít nhất 6 tháng.

Trung tướng Vũ Đỗ Anh Dũng, Cục trưởng cục CSGT, đánh giá đề xuất này là văn minh và mang tính nhân văn bởi với một số lỗi vi phạm, thay vì tước bằng lái ngay, việc trừ điểm sẽ có tác động vào tâm lý sẽ giúp tài xế có ý thức hơn. 

"Việc trừ điểm bằng lái đã được nhiều nước tiên tiến áp dụng. Quy định này có tính nhân văn hơn, thuận lợi hơn vì có cảnh báo với tài xế. Cảnh báo lần thứ nhất tài xế bị 3 mất điểm, 4 lần liên tiếp thì bị tước bằng lái. Từ đây, CSGT sẽ không chỉ đơn thuần quản lý giấy tờ, mà còn tác động về hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông", trung tướng Dũng phân tích.

Trước đó, năm 2003, cơ quan chức năng đã áp dụng biện pháp đánh dấu số lần vi phạm bằng biên pháp "bấm lỗ". 

Theo đó, nếu bằng lái bị đánh dấu 2 lần vi phạm, tài xế phải thi lại Luật Giao thông đường bộ khi đổi giấy phép lái xe; nếu bị đánh dấu 3 lần, GPLX hết giá trị sử dụng, tài xế phải thi lại cả lý thuyết và thực hành để được cấp mới.

Tuy nhiên sau 4 năm thực hiện, quy định này bị bãi bỏ do thiếu thẩm mỹ và việc bấm lỗ dễ phát sinh tiêu cực trong quá trình xử lý vi phạm do không được “liên thông” với biên bản và quyết định xử phạt. 

11 hành vi vi phạm bị tước GPLX:

Trong cơ thể có chất ma túy, trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn;

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

Môtô, xe gắn máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h đi vào đường cao tốc (trừ các xe phục vụ, quản lý bảo trì đường cao tốc);

Đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

Lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép;

Ôtô chạy quá tốc độ trên 35 km/h, môtô, xe gắn máy, xe máy chuyên dùng chạy quá tốc độ trên 20 km/h;

Ôtô chở khách, ôtô chở người (trừ xe buýt) chở quá số người vượt trên 100% số người được phép chở;

Ôtô chở hàng vượt quá trọng tải cho phép trên 150%;

Ôtô chở hàng mà tổng trọng lượng của xe hoặc tải trọng trục xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 150%;

Không chấp hành việc kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn của xe;

Vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ gây tai nạn giao thông; gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.


PT (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.