Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Cụ thể, EU đã xóa bỏ thuế quan cho các sản phẩm cá ngừ tươi sống và đông lạnh (trừ thăn/philê cá ngừ đông lạnh) ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.

Đối với các sản phẩm thăn/philê cá ngừ đông lạnh, EU sẽ xóa bỏ thuế quan cho Việt Nam theo lộ trình 3 năm, từ mức thuế cơ bản 18%. Với các sản phẩm thăn/philê cá ngừ hấp (nguyên liệu để sản xuất cá ngừ đóng hộp), EU sẽ xóa bỏ thuế quan cho Việt Nam theo lộ trình 7 năm, từ mức thuế cơ bản 24%. Riêng đối với các sản phẩm cá ngừ chế biến đóng hộp (như cá ngừ ngâm dầu đóng hộp, đóng túi, các sản phẩm cá thuộc họ cá ngừ đóng hộp…), EU sẽ miễn thuế cho Việt Nam trong mức hạn ngạch 11.500 tấn/năm.

Dự báo về tình hình xuất khẩu cá ngừ những tháng cuối năm 2021, Cục Xuất nhập khẩu cho biết, mặt bằng giá cá ngừ thế giới nói chung và tại EU nói riêng dự kiến tiếp tục duy trì xu hướng tăng trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng của EU hồi phục và nguồn cung còn hạn chế. Cùng những ưu đãi về thuế quan từ Hiệp định EVFTA, sản phẩm cá ngừ của Việt Nam sẽ tiếp tục có lợi thế khi xuất khẩu sang châu Âu.

Tuy nhiên, cùng với thuận lợi, Cục Xuất nhập khẩu nhận định, cá ngừ Việt Nam vẫn sẽ chịu sức ép cạnh tranh lớn và những quy định, rào cản kỹ thuật vẫn đang và sẽ tiếp tục gây khó khăn tại thị trường lớn thứ 2 về nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam. Các quốc gia xuất khẩu thủy sản sẽ tiếp tục cạnh tranh gay gắt hơn cùng với việc một số thị trường sở tại châu Âu đang có xu hướng đưa ra quy định, tiêu chí khắt khe hơn đối với cá ngừ nhập khẩu vào thị trường này.

Bên cạnh đó, mặc dù được hưởng các ưu đãi thuế suất từ Hiệp định EVFTA, nhưng mức giá cá ngừ Việt Nam đang cao hơn so với nhập khẩu từ các nhà cung cấp khác. Đồng thời, các nhà nhập khẩu cá ngừ EU luôn ưu tiên nhập khẩu những sản phẩm cá ngừ trong nội khối EU cho dù có mức giá cao hơn. Đây là những thách thức lớn trong thời gian tới khi các doanh nghiệp muốn đẩy mạnh thị phần cá ngừ tại thị trường EU.

Hà Trần