Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vải thiều được mùa, giá tăng người trồng vải phấn khởi

Vải thiều Lục Ngạn đang vào chính vụ, trên dọc Quốc lộ 31 đường vào trung tâm huyện Lục Ngạn, ngay từ sáng sớm, phóng viên đã chứng kiến việc giao thương ở đây diễn ra tấp nập.

Khoảng hơn 300 điểm cân vải ở đây diễn ra liên tục từ sáng tới trưa, các công đoạn được họ chuẩn bị tươm tất từ khâu ướp đá, đóng thùng rồi xếp lên các xe tải, container đang đứng chờ để chở đi các các tỉnh thành trên cả nước và đưa lên một số cửa khẩu để xuất đi nước bạn.

Giá vải thiều tăng

Có mặt tại một điểm cân vải nơi đây, PV được chứng kiến cảnh, gần 30 công nhân đang miệt mài công đoạn sơ chế vải tươi. Theo ông Hùng người quản lý của điểm cân vải này cho biết: Trong những ngày đầu của tháng 6, vải thiều Lục Ngạn tiêu thụ chỉ bằng 50% của năm trước. Giá vải giao động từ 20.000 đến 25.000 đồng/1kg, vải Thanh Hà có giá khoảng 30.000 đến 35.000 đồng/1kg.

Vải trên thị trường đang tăng giá khiến ngườiVải trên thị trường đang tăng giá 

Ông Hùng người quản lý của điểm cân vải nói: Lúc đầu tôi rất lo, vì sợ đầu ra vải thiều sẽ khó khăn bởi do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, khi vào chính vụ, giá vải thiều Lục Ngạn đã tăng mạnh, lượng tiêu thụ cao khiến tôi không ngờ. Giá vải thiều tăng từ 10.000 - 15.000 đồng/kg so với đầu vụ, mức giá thu mua này khiến cho người trồng vải rất phấn khởi.

Phấn khởi khi mức tiêu thụ vải nhiều và được giá, ông Hùng nói: “Vải thiều Lục Ngạn loại 1 nay có giá từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, vải Thanh Hà giá từ 40.000 - 50.000 đồng/kg. Giá vải tăng từ 10.000 - 15.000 đồng/kg so với tuần trước, mức giá này khiến cho người dân trồng vải rất phấn khởi. Vào chính vụ vải thu hoạch nhiều nhưng mức tiêu thụ khá ổn”.

Cũng theo chị Hương, chủ 1 điểm cân vải trên Lục Ngạn cho biết: Giá vải thiều hiện nay cũng khá cao, nên rất có lợi cho người trồng vải. Nhưng đối với người cân vải xuất sang Trung Quốc như chúng tôi thì vẫn gặp những khó khăn, bởi lượng xe xuất sang Trung Quốc chậm do kiểm dịch, xe lạnh xếp hàng ở cửa khẩu có khi đến 3 ngày mới xuất sang được Trung Quốc, vì vậy sẽ đẩy chi phí tăng cao.

Mở rộng thị trường xuất khẩu vải

Theo ông Tăng Văn Huy, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn, niên vụ vải thiều năm nay rất khó khăn, khi thời tiết không thuận lợi như mưa đá vào đầu năm, sau đó rét muộn vào tháng 4 rồi nắng nóng vào tháng 5-6. Những hiện tượng thời tiết cực đoan đã ảnh hưởng rất nhiều nhưng người dân trồng vải vẫn có được mùa vụ với sản lượng vải khá tốt, dự kiến đạt khoảng 85.000 tấn.

“Thời tiết không thuận lợi cho quả vải nhưng không lo bằng dịch Covid-19, đầu ra cho quả vải thiều sẽ như thế nào khi tình hình phức tạp dịch bệnh. Tuy nhiên, tới thời điểm này các phương án về tiêu thụ vải thiều, các thị trường đều đạt kết quả tốt” - ông Huy nói.

Lô vải thiều Bắc Giang xuất khẩu sang Nhật BảnLô vải thiều Bắc Giang xuất khẩu sang Nhật Bản

Đến ngày 24/6, tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ được hơn 1/2 sản lượng vải thiều dự kiến đạt trên 90.000 tấn, mỗi ngày tiêu thụ 4.000 tấn với 700 điểm cân vải trên toàn tỉnh. Năm 2020, sản lượng vải thiều Bắc Giang ước đạt 160.000 tấn.

Cũng theo ông Lê Bá Thành, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang cho biết: Chuẩn bị bước vào niên vụ vải năm nay các ngành chức năng cần xây dựng kịch bản tính tới cả việc, dịch bệnh ảnh hưởng phải đóng cửa hết các cửa khẩu. Theo đó, đối với mặt hàng nông sản, cần đẩy mạnh hoạt động sơ chế, bảo quản, sấy khô, ép nước… Đến thời điểm này việc tiêu thụ vải thiều đang tốt, hứa hẹn một niên vụ được mùa được giá.

Không những vậy, ông Thành nói: “Năm nay là năm đầu tiên xuất khẩu được quả vải tươi sang thị trường Nhật Bản, ghi nhận thành công trong việc sản xuất các mô hình vải an toàn, chất lượng. Vải thiều vào được thị trường Nhật Bản cũng là một “giấy chứng nhận uy tín” để vào tiếp các thị trường mới”.

Trước đây, từ 50-60% sản lượng vải thiều được xuất sang Trung Quốc nhưng những năm gần đây con số này đã có những thay đổi. Sản lượng vải thiều xuất sang Trung Quốc đã giảm, các thị trường mới như Nhật Bản, Australia, Đông Nam Á… ghi nhận số lượng xuất khẩu vải thiều tăng lên đặc biệt mức tiêu thụ của thị trường trong nước cũng tăng, sự phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu truyền thống đang giảm.

                                                                             Cao Huyền

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!
Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!

Tối 29/4, tại Quảng trường Khu Du lịch biển Hải Tiến, UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024 với chủ đề “Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca”.

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng
Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế đạt 21,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới 150,6 tỷ đồng.

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi
Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi, trong đó chú trọng các dự án chăn nuôi theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất con giống tới chế biến phân phối sản phẩm ra thị trường.

Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng
Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam từ đầu năm đến ngày 20/4 đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn thực hiện ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%.

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác', bà Trần Tố Nga chia sẻ trước Phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm Paris, ngày 7/5.

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.