Lô vải này đã 3 lần được lấy mẫu kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hái và đều bảo đảm chất lượng theo quy định. Sau khi thu hái, lô vải này sẽ được chuyển về Công ty Ameii đóng gói và sơ chế, chuyển lên Bắc Giang xử lý methybromide và ngày 24/6 lên đường sang Nhật bằng đường hàng không, dự kiến sau 7 giờ đồng hồ sẽ có mặt tại thị trường Nhật Bản

Năm nay, bên cạnh các thị trường truyền thống, trái vải Hải Dương chinh phục thêm hai thị trường mới, rất khó tính là Nhật Bản và Singapore.

Vải thiều Việt Nam được tiêu thụ hết tại hệ thống siêu thị ở Tokyo và Osaka, Nhật BảnVải thiều Việt Nam được tiêu thụ hết tại hệ thống siêu thị ở Tokyo và Osaka, Nhật Bản

Trước đó, ngày 18/6, sau khi đảm bảo thời gian cách ly, chuyên gia Nhật Bản đã đến kiểm tra nhà máy xử lý khử trùng tại Bắc Giang. Cục Bảo vệ thực vật đã cùng chuyên gia giám sát 2 lô vải đầu tiên của Công ty Xuất khẩu Ameii (trọng lượng 1.075kg) và Công ty Chánh Thu (trọng lượng 1.000 kg) đi Nhật Bản. Tiếp sau đó là lô hàng của Aeon (trọng lượng 352 kg).

Số vải thiều từ Việt Nam đưa sang đã được tiêu thụ hết chỉ sau vài giờ tại các hệ thống siêu thị ở thủ đô Tokyo và tỉnh Osaka. Giá bán quả vải thiều tươi tại thị trường Nhật Bản là từ 180- 270.000 đồng/kg. Các siêu thị ở Nhật Bản chỉ giữ lại một ít quả vải để quảng bá.

Về chất lượng quả vải, bước đầu, phía các doanh nghiệp và người tiêu dùng Nhật Bản đánh giá cao do vải ăn ngon, quả vải tươi, màu sắc đẹp…

Hiện nay, khoảng 5 tấn vải thiều Lục Ngạn đang tiếp tục sang Nhật Bản theo đường biển và sẽ đến Nhật Bản trong vài ngày tới để phục vụ nhu cầu tiêu dùng người dân nơi đây. 

Huy Trung