Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vấn đề nguồn cung khí đốt của Đức đang rất căng thẳng, không loại trừ tình hình xấu thêm

Ngày 04/07, người phát ngôn Bộ Kinh tế Đức Beate Baron cho hay, Bộ này đang đàm phán với Liên minh Châu Âu - EU và Canada để đưa trở lại tuabin khí của hệ thống đường ống Dòng chảy phương Bắc 1, vốn đang bị mắc kẹt ở Canada sau thời gian bảo trì.

 

Phát biểu với các phóng viên, bà Baron cho biết, Bộ Kinh tế Đức đang đàm phán để đưa trở lại các tuabin khí từ Canada sau thời gian bị trì hoãn do vấp phải các lệnh trừng phạt của Canada.

Đức đàm phán với EU và Canada về các tuabin khí của dự án Dòng chảy phương Bắc 1. Trong ảnh: Đường ống dẫn khí đốt tại một trạm truyền dẫn ở Werne, Đức. Nguồn AFP
Đức đàm phán với EU và Canada về các tuabin khí của dự án Dòng chảy phương Bắc 1. Trong ảnh: Đường ống dẫn khí đốt tại một trạm truyền dẫn ở Werne, Đức. Nguồn AFP.

Người phát ngôn bộ trên nói: "Các cuộc đàm phán đang tiếp tục. Chúng tôi đã liên hệ với Canada về vấn đề này và cũng đang thảo luận với Ủy ban Châu Âu".

Theo bà Baron, chưa rõ khi nào các cuộc đàm phán sẽ kết thúc.

Trước đó, Gazprom đã cắt giảm nguồn cung xuất khẩu khí đốt tới Châu Âu qua hệ thống đường ống nối từ Nga tới Đức, với lý do các vấn đề kỹ thuật.

Được biết, Đức đang tiếp tục nỗ lực lấp đầy các cơ sở lưu trữ khí đốt, song do giá mặt hàng này cao nên tình hình ngày càng khó khăn hơn.

Cơ quan quản lý mạng lưới liên bang Đức (BNetzA) cảnh báo, vấn đề cung cấp khí đốt đang rất căng thẳng và không loại trừ tình hình xấu thêm.

Bà Baron nhấn mạnh: "Đúng là tốc độ lấp đầy đã chậm lại trong vài ngày qua. Nhưng vẫn đang tăng lên dù với tốc độ chậm hơn và mọi người có thể thấy điều đó qua các con số".

Chính phủ liên bang gần đây đã cung cấp 15 tỷ Euro để Công ty kinh doanh khí đốt Trading Hub Europe có thể mua khí đốt, sau khi Nga cắt giảm nguồn cung và giá khí đốt tăng đáng kể.

Với kế hoạch bảo trì đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 từ ngày 11/07 tới, bà Baron cho rằng, không thể biết chắc chắn liệu việc lấp đầy các cơ sở lưu trữ khí đốt sau thời gian bảo trì có còn tiếp tục hay không.

Theo Sputnik/Báo Quốc tế

Bài liên quan

Tin mới

Thị trường hàng hóa rơi vào xu hướng giằng co sau khi đạt đỉnh 7 tháng
Thị trường hàng hóa rơi vào xu hướng giằng co sau khi đạt đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa ngày 24/4, lực mua chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới, hỗ trợ chỉ số MXV-Index đảo chiều hồi phục 0,35% lên 2.327 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt hơn 4.800 tỷ đồng.

Kinh doanh thuốc lá nhập lậu, 2 cơ sở bị phạt 15.000.000 đồng
Kinh doanh thuốc lá nhập lậu, 2 cơ sở bị phạt 15.000.000 đồng

Tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Đơn vị vừa phát hiện, xử lý 2 vụ kinh doanh thuốc lá ngoại nhập lậu. theo đó, 2 cơ sở vi phạm đã bị xử phạt 15.000.000 đồng và buộc tiêu hủy 350 bao thuốc lá.

ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững
ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.

Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024
Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024

Ngày 25/4, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thanh Sơn tham dự và chỉ đạo hội nghị.

Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước

UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số số 1425/KH-UBND triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01/4/2024.

Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày
Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày

Bước sang năm 2024, thị trường khởi sắc hơn, hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành da giày đã dần ổn định hơn. Tuy nhiên, xét về dài hạn, bên cạnh ưu thế về nguồn lao động có tay nghề cao, nếu ngành da giày không nâng cao năng lực nội sinh rất khó ứng phó với biến động thị trường cũng như giữ sức tăng trưởng bền vững cho ngành.