Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vấn đề trọng tâm là thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, "cần giải pháp mới cho những vấn đề đã cũ", làm sao đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trong khi khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế thấp...

Thảo luận tại tổ Quốc hội sáng 25/05, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhắc lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6-6,5% trong cả nhiệm kỳ. Trong đó, vấn đề quan trọng nhất là tăng trưởng kinh tế năm nay phải đạt ở mức như Quốc hội đề xuất, cộng với phần gói kích thích kinh tế (ít nhất 2%).

Như vậy, mục tiêu tăng trưởng của cả năm sẽ là 8,5%, đây là thách thức rất lớn. Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu hiến kế giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng này.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận tổ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận tổ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, một trong những vấn đề trọng tâm cần giải quyết trước mắt là thúc đẩy việc giải ngân vốn đầu tư công. Đến nay tiến độ giải ngân còn chậm. "Vấn đề mà Quốc hội, Chính phủ quan tâm hiện nay là việc chi ngân sách rất khó khăn. Khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế thấp..."

Chủ tịch Quốc hội cho rằng "cần giải pháp mới cho những vấn đề đã cũ, nếu không bàn thì họp xong vẫn tắc, băn khoăn nhất là như vậy, chứ không phải không có nguồn lực".

Về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) đề nghị Chính phủ cần quan tâm, sớm triển khai thực hiện cho tốt gói hỗ trợ, để thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Bên cạnh đó, về giải ngân đầu tư công chậm, đại biểu cũng đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu để đưa ra những giải pháp tạo chuyển biến tích cực.

"Một vấn đề là các thủ tục triển khai các dự án theo Luật Đấu thầu còn nhiều rắc rối nên kiến nghị Quốc hội sớm sửa luật này để khắc phục thủ tục rườm ra để tiến độ nhanh, sớm triển khai đem lại hiểu quả tốt hơn", đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé đề xuất.

Quốc hội, Chính phủ quan tâm đầu tư giao thông cho ĐBSCL và đã có những chuyển biến rõ nét, tạo tiền đề cho khu vực này phát triển. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Kim Bé, nhu cầu giao thông vẫn rất cần thiết, không phải chỉ giao thông đường bộ mà còn là giao thông đường thủy, khi lợi thế ở đây là đường thủy nhưng hiện nay còn phát triển rất ít các bến cảng, cảng biển...

Cũng tại phiên thảo luận tổ sáng nay, 25/5, đánh giá về tình hình thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, các đại biểu Quốc hội khẳng định, xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã mang lại những lại chuyển biến rất tích cực, góp phần duy trì tỷ lệ nợ xấu nội bảng dưới mức 2%, từng bước bảo đảm quyền của chủ nợ trong xử lý nợ xấu, thể hiện tính đúng đắn về định hướng, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đối với công tác xử lý nợ xấu của hệ thống tín dụng; tác động tích cực đến quá trình cơ cấu lại, phát triển của hệ thống tín dụng.

Nhiều đại biểu đề nghị nên kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết 42 về thí điểm nợ xấu đến hết ngày 31/12/2023, vì việc dừng áp dụng Nghị quyết 42 trong khi chưa luật hóa, sẽ làm mất đi công cụ cho các tổ chức tín dụng thu hồi nợ xấu, tạo áp lực, thách thức lớn đối với tổ chức tín dụng, tạo hệ lụy tiêu cực đối với nền kinh tế vĩ mô.

Đối với việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Chủ tịch Quốc hội nêu nguyên tắc, chính sách thí điểm chỉ áp dụng trong một khoảng thời gian. Do đó, Chính phủ phải nghiên cứu, khẩn trương đề xuất định hướng để hoàn thiện khung khổ pháp lý cho xử lý nợ xấu.

Theo Chủ tịch Quốc hội, các nước có luật để xử lý nợ xấu lúc khủng hoảng, Nghị quyết 42 của Quốc hội khóa XIV về bản chất cũng là một luật như vậy, khác hoàn toàn với cơ chế thông thường, với quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các luật liên quan.

Theo Báo điện tử Chính phủ

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%
Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%

Văn phòng UBND tỉnh Bình Định vừa công bố Danh sách các cá nhân giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trễ hạn, quá hạn trong Quý 1 và tháng 4/2024. Theo đó, riêng quý 1/2024, toàn tỉnh có 99,84% hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn.

Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng
Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng

Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng báo cáo UBND tỉnh về việc nguồn cấp nước không đảm bảo chất lượng, không ổn định tại Khu công nghiệp Lộc Sơn.

UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024
UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024

UBND TP.Hà Nội vừa có Văn bản số 70/KH-UBND về việc kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024, dựa trên đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA
Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA

Công ty cổ phần ASTA HEALTHCARE USA bị xử phạt do thay đổi thiết kế (tăng diện tích sàn) mà không lập thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng tại dự án nhà máy về dược phẩm tại Khu công nghiệp Hòa Hiệp 1.

Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua
Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua

VN-Index mất thêm gần 20 điểm; Tỷ giá tăng 4,9%, Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ can thiệp; Margin "phình to" quý I và câu trả lời cho đà giảm của VN-Index; Mùa đại hội cổ đông, mùa tái cấu trúc doanh nghiệp!; Châu Á ra sức hỗ trợ tiền tệ khi đồng đô la tăng mạnh…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.