Cầu ngói chợ Lương (hay còn gọi là cầu ngói chùa Lương) toạ lạc tại xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, Nam Định là một công trình kiến trúc cổ kính, được xây dựng vào năm 1511, gắn liền với cụm di tích bao gồm chùa Lương và đình Phong Lạc.
Cầu ngói chợ Lương (hay còn gọi là cầu ngói chùa Lương) toạ lạc tại xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, Nam Định là một công trình kiến trúc cổ kính, được xây dựng vào năm 1511, gắn liền với cụm di tích bao gồm chùa Lương và đình Phong Lạc.
Cầu được thiết kế theo lối kiến trúc “thượng gia hạ kiều” (trên là nhà, dưới là cầu); có tổng cộng 9 gian nhà lợp ngói, tạo nên vẻ uy nghi và cổ kính.
Cầu được thiết kế theo lối kiến trúc “thượng gia hạ kiều” (trên là nhà, dưới là cầu); có tổng cộng 9 gian nhà lợp ngói, tạo nên vẻ uy nghi và cổ kính.
Mái ngói được lợp rất khéo, không bị xô và hở, trông tựa như con rồng uốn khúc đang vươn mình bay lên.
Mái ngói được lợp rất khéo, không bị xô và hở, trông tựa như con rồng uốn khúc đang vươn mình bay lên.
Kết cấu của cầu được chống đỡ bởi 18 cột đá vuông, xếp thành 6 hàng, bên trên là hệ thống xà ngang, xà dọc bằng gỗ lim vô cùng chắc chắn.
Kết cấu của cầu được chống đỡ bởi 18 cột đá vuông, xếp thành 6 hàng, bên trên là hệ thống xà ngang, xà dọc bằng gỗ lim vô cùng chắc chắn.
Trải qua hơn 500 năm tồn tại, đến nay cầu ngói chợ Lương vẫn là một trong 3 cây cây cầu ngói cổ xưa đẹp nhất Việt Nam. Năm 1990, cầu ngói chợ Lương đã được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia.
Trải qua hơn 500 năm tồn tại, đến nay cầu ngói chợ Lương vẫn là một trong 3 cây cây cầu ngói cổ xưa đẹp nhất Việt Nam. Năm 1990, cầu ngói chợ Lương đã được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia.
Ngoài ra, ở Nam Định còn có cây cầu ngói cổ khác cũng đẹp không kém là cầu ngói chợ Thượng (thôn Thượng Nông, xã Bình Minh, huyện Nam Trực). Cây cầu này bắc qua sông Ngọc, được xây dựng từ thời Hậu Lê.
Ngoài ra, ở Nam Định còn có cây cầu ngói cổ khác cũng đẹp không kém là cầu ngói chợ Thượng (thôn Thượng Nông, xã Bình Minh, huyện Nam Trực). Cây cầu này bắc qua sông Ngọc, được xây dựng từ thời Hậu Lê.
Cầu dài khoảng 17,35m, chia thành 11 gian nhỏ, mỗi gian rộng từ 1,4 - 1,6m. Phần mái được lợp bằng ngói nam.
Cầu dài khoảng 17,35m, chia thành 11 gian nhỏ, mỗi gian rộng từ 1,4 - 1,6m. Phần mái được lợp bằng ngói nam.
Mặt sàn cầu được lát bằng đá tảng xanh. Đoạn giữa cầu có lan can bằng gỗ. Dọc 2 bên hành lang cầu cũng lát đá tảng, được làm cao hơn mặt cầu khoảng 15cm.
Mặt sàn cầu được lát bằng đá tảng xanh. Đoạn giữa cầu có lan can bằng gỗ. Dọc 2 bên hành lang cầu cũng lát đá tảng, được làm cao hơn mặt cầu khoảng 15cm.
Cầu ngói chợ Thượng còn là biểu tượng văn hóa của vùng đất Nam Trực. Tháng 6/2012, cây cầu này được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia.
Cầu ngói chợ Thượng còn là biểu tượng văn hóa của vùng đất Nam Trực. Tháng 6/2012, cây cầu này được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia.
Ở Nam Định, khi nhắc đến những cây cầu cổ thì không thể không nhắc đến cầu lợp làng Kênh (thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh). Cây cầu này được xây dựng vào thời Lý, cách đây khoảng 700 năm, sau khi triều đình cho đào một con kênh dẫn nước từ sông Hồng vào để tưới tiêu cho cả một vùng thuộc trấn Sơn Nam hạ.
Ở Nam Định, khi nhắc đến những cây cầu cổ thì không thể không nhắc đến cầu lợp làng Kênh (thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh). Cây cầu này được xây dựng vào thời Lý, cách đây khoảng 700 năm, sau khi triều đình cho đào một con kênh dẫn nước từ sông Hồng vào để tưới tiêu cho cả một vùng thuộc trấn Sơn Nam hạ.
Cầu làng Kênh mang nét mộc mạc riêng khi được lợp bằng lá. Theo các cụ cao niên trong làng, trước đây, cầu được lợp bằng lá bổi nhưng nay đã được thay thế bằng lá cọ.
Cầu làng Kênh mang nét mộc mạc riêng khi được lợp bằng lá. Theo các cụ cao niên trong làng, trước đây, cầu được lợp bằng lá bổi nhưng nay đã được thay thế bằng lá cọ.
Các bẹ cọ được gia cố, buộc chặt với vì kèo bằng sợi mây, làm cho mái của cầu rất chắc chắn, không lo gió bão làm hỏng.
Các bẹ cọ được gia cố, buộc chặt với vì kèo bằng sợi mây, làm cho mái của cầu rất chắc chắn, không lo gió bão làm hỏng.
Cây cầu này có 5 nhịp, toàn bộ cầu dài khoảng 10m, rộng 4m, cao 3m tính từ mặt sàn lên.
Cây cầu này có 5 nhịp, toàn bộ cầu dài khoảng 10m, rộng 4m, cao 3m tính từ mặt sàn lên.
Toàn bộ cây cầu có 28 cột, trong đó có 4 cột chính được cắm sâu dưới lòng sông, mỗi cột có đường kính trên 50cm. Theo thời gian, các cột chính bị bào mòn, người dân đã thay cột gỗ mới.
Toàn bộ cây cầu có 28 cột, trong đó có 4 cột chính được cắm sâu dưới lòng sông, mỗi cột có đường kính trên 50cm. Theo thời gian, các cột chính bị bào mòn, người dân đã thay cột gỗ mới.
Cầu lợp làng Kênh đã được tu bổ nhiều lần với quy mô lớn vào các năm 1883 và 1904, và gần đây nhất là năm 2014.
Cầu lợp làng Kênh đã được tu bổ nhiều lần với quy mô lớn vào các năm 1883 và 1904, và gần đây nhất là năm 2014.
Cầu lợp làng Kênh ngày nay như một nơi sinh hoạt cộng đồng, lúc nào cũng có người đến đây nghỉ ngơi, trò chuyện. Đặc biệt, những ngày hè nóng nực, cầu là nơi nghỉ ngơi, thư giãn rất được người dân ưa thích.
Cầu lợp làng Kênh ngày nay như một nơi sinh hoạt cộng đồng, lúc nào cũng có người đến đây nghỉ ngơi, trò chuyện. Đặc biệt, những ngày hè nóng nực, cầu là nơi nghỉ ngơi, thư giãn rất được người dân ưa thích.

Nguyễn Kiên