Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ví điện tử: Lazada Citi Platinum có làm lên kỳ tích?

Lazada “tung hàng” bắt tay với Citi Bank - Ngân hàng phát hành thẻ tín dụng lớn nhất Đông Nam Á ra mắt thẻ tín dụng Lazada Citi Platinum.

“Tân binh” liệu có được hoan nghênh?

Nhân cơ hội, cuộc chiến ví điện tử đang bùng nổ tại Việt Nam, Lazada cũng đã cho ra mắt một tân binh mới là ví điện tử eMonkey (eM), tiếp theo là thẻ tín dụng Lazada Citi Platinum kết hợp giữa Lazada và Citi Bank - ngân hàng phát hành thẻ tín dụng lớn nhất Đông Nam Á.

Theo đại diện Lazada, sự kết hợp này sẽ tạo cơ hội tuyệt vời cho người mua hàng bằng những giải pháp thanh toán điện tử không dùng tiền mặt thời thượng và cung cấp nhiều giá trị bên ngoài khác.

Nhưng trước đó, tại thị trường Việt Nam đã được biết đến nhiều ví điện tử  là dịch vụ tài chính beFinancial, cung cấp chức năng thanh toán, thẻ tín dụng. Viettelpay, MoMo, Zalopay, Airpay, GrabPay by Moca… Nhưng tất cả ứng dụng này cũng chỉ gói gọn trong “lãnh thổ” thanh toán sẵn có, chưa sản phẩm nào có thể dùng để thanh toán toàn diện dịch vụ được, vẫn khó lòng thay thế thanh toán tiền mặt, phổ biến như thị trường đông dân nhất thế giới là Trung Quốc, tại các chợ hay các các cửa hàng nhỏ người bán cũng để mã QR code lên bàn, treo trên tường hoặc đeo trước ngực.

Người mua chỉ cần mở điện thoại, thao tác vài bước đơn giản, quét QR code là có thể sở hữu món đồ mình cần. Thậm chí, khi sang nước ngoài thì người dân Trung Quốc cũng có thể dùng 2 loại ứng dụng này để thanh toán các dịch vụ mua sắm tại một số quốc gia.

Còn tại Việt Nam, đa phần người dân vẫn đang sử dụng phương pháp thanh toán tiền mặt, còn thanh toán bằng ví điện tử còn khá ít vì nhiều nguyên nhân.

Vậy, liệu ví điện tử mới của Lazada có làm lên kỳ tích “chiếm sóng” được thị trường hay cũng sẽ dần đi vào lối mòn của các “đàn anh” trước đây?

Liệu ví điện tử của Lazada có Liệu ví điện tử của Lazada có "lấy lòng" được người tiêu dùng?

Khó thay đổi “cái cũ”

Hướng tới mục tiêu xã hội không tiền mặt, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án phát triển việc thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%. Điều này có nghĩa là thời gian tới, thương mại điện tử hay thanh toán trực tuyến sẽ là mảnh đất màu mỡ để phát triển.

Tính đến cuối tháng 9/2019, có 32 tổ chức không phải là ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp phép hoạt động cung ứng các dịch vụ trung gian thanh toán gồm: Cổng thanh toán điện tử; hỗ trợ thu hộ, chi hộ; ví điện tử tại Việt Nam.

Có thể nói, ví điện tử sẽ được hưởng ứng tại thị trường Việt Nam, bởi cơ cấu dân số trẻ, độ phủ sóng của điện thoại thông minh khá lớn cùng với sự tiện lợi và các chương trình khuyến mại hấp dẫn đang khiến ví điện tử được người dùng yêu thích và sử dụng rất nhiều. Không những vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực ví điện tử cũng đang tìm cách kết hợp với các đơn vị khác tạo nên một ‘hệ sinh thái' mà ở đó người dùng có thể thanh toán nhiều thứ hơn chỉ bằng chiếc điện thoại di động.

Các tính năng của ví điện tử Việt Nam hiện nay chủ yếu xoay quanh việc thanh toán hóa đơn điện, nước, học phí, vay tiêu dùng; mua thẻ điện thoại; mua vé xem phim; chuyển tiền; mua sắm trên các ứng dụng thương mại điện tử; mua vé máy bay... 

Đặc biệt, để thu hút và thay đổi thói quen người dùng, các dịch vụ ví điện tử còn liên kết với các chuỗi cửa hàng, thương hiệu lớn để thường xuyên tổ chức những chương trình hoàn tiền lớn, như hoàn 50% với các cửa hàng cà phê, 30% với các nhà hàng, 3% với cửa hàng xăng dầu và 10% với các cửa hàng tiện lợi.

Nhưng phải nhịn nhận từ thực tế, tại Việt Nam thì chúng ta có tới hơn 30 loại ví điện tử nhưng chưa có một đơn vị nào đủ sức chiếm giữ một phần lớn thị phần và đưa ra một hệ sinh thái đa dạng trong lĩnh vực thanh toán trực tuyến cho người dùng.

Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia tài chính độc lập lại cho rằng thị trường ví điện tử có nhiều dư địa phát triển song chưa chắc đã thành công.

TS. Hiếu cho rằng, mặc dù ở góc độ chính sách đã có đề xuất việc không sử dụng tiền mặt song trên thực tế tỉ lệ người dùng ví điện tử còn chưa cao. Trong khi đó sự xuất hiện ồ dạt các loại ví sẽ dẫn đến tình trạng đầu tư tốn kém nhưng ít người dùng, chưa kể người dùng không quản lý được tiền bạc nếu mỗi lần mở ví phải bỏ tiền vào để chi tiêu. Thêm vào đó, việc liên kết ví điện tử với thẻ ngân hàng là yếu tố quan trọng để người dùng lựa chọn ví điện tử tránh việc phải đăng ký thêm một thẻ ngân hàng khác.

Điều này có nghĩa muốn sử dụng được nhiều tiện ích và thanh toán được nhiều thứ qua ví điện tử thì người dùng phải cài rất nhiều ứng dụng. Thậm chí, có nhiều đơn vị còn không muốn liên kết với các ví điện tử bởi họ cho rằng chúng không tiện lợi và cũng không chặt chẽ như thẻ ngân hàng. 

Liệu rằng ví điện tử có thể thay đổi được cách suy nghĩ của đa phần người tiêu dùng Việt, ứng dụng này có thể thay thế được các giao dịch tiền mặt trong tương lai khi Mobile Money đang manh nha mạnh tại Việt Nam? Tất cả phụ thuộc vào quyết định của người tiêu dùng chứ không phải nằm trong tay các ông lớn.

Trang Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Chuyển đổi số theo hướng hiệu quả, thiết thực, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội
Chuyển đổi số theo hướng hiệu quả, thiết thực, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ký Quyết định 58/QĐ-UBQGCĐS ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban này.

Phát hiện 02 kho hàng cất giấu hơn 40.000 sản phẩm nghi nhập lậu
Phát hiện 02 kho hàng cất giấu hơn 40.000 sản phẩm nghi nhập lậu

Qua tiếp nhận thông tin từ cơ sở đã được thẩm tra, xác minh là có vi phạm trong hoạt động kinh doanh, Đội QLTT số 7, Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn chủ trì phối hợp với Đội Kiểm tra công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Lạng Sơn (Đội 389 tỉnh), Đồn Biên phòng Tân Thanh, Chi cục Hải quan Tân Thanh, Công an xã Tân Thanh và chính quyền địa phương sở tại tổ chức Khám nơi cất giấu đồ vật tại Kho A10 và kho B09, đường Bắc Nam, khu 1, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.

Ứng dụng thực tế ảo Meey 3D - Kỷ nguyên mới cho bất động sản
Ứng dụng thực tế ảo Meey 3D - Kỷ nguyên mới cho bất động sản

Được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như giải trí, y tế, giáo dục, kiến trúc,... công nghệ thực tế ảo tiếp tục trở thành trợ thủ đắc lực trong ngành bất động sản và đem lại những trải nghiệm tiện ích, sống động cho cả người mua và người bán.

Chứng khoán phiên chiều 19/4: Khối ngoại giao dịch sôi động và mua ròng hơn 650 tỷ đồng
Chứng khoán phiên chiều 19/4: Khối ngoại giao dịch sôi động và mua ròng hơn 650 tỷ đồng

Trong khi áp lực bán của nhà đầu tư trong nước vẫn dâng cao khiến thị trường tiếp tục có phiên giảm mạnh, thì khối ngoại là yếu tố tích cực bởi giao dịch khá sôi động và trạng thái mua ròng hơn 650 tỷ đồng.

Logistics Vicem (HTV) : Lợi nhuận sau thuế quý I/2024 công ty âm 0,215 tỷ đồng
Logistics Vicem (HTV) : Lợi nhuận sau thuế quý I/2024 công ty âm 0,215 tỷ đồng

Công ty cổ phần Logistics Vicem (mã chứng khoán HTV) vừa có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) giải trình về kết quả kinh doanh quý I/2024.

Quảng Ninh: Đỡ đẻ cho sản phụ ngay trên biển
Quảng Ninh: Đỡ đẻ cho sản phụ ngay trên biển

Một sản phụ mang thai 38 tuần, chuyển dạ đẻ lần 5, vừa được các y bác sĩ của Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh cấp cứu kịp thời cả mẹ và con ngay trên biển khi di chuyển về đất liền.