Những con tàu biển chuyên chở hàng được Ngân hàng TMCP Hàng hải - MSB thanh lý gồm: Tàu biển VTB ACE chào bán với giá 63 tỷ đồng; Tàu biển Việt Phú 16 (con tàu từng bị sự cố thủng đáy ở vùng biển Quảng Nam) chào bán 11,345 tỷ đồng; Tàu Ocean 19 (của Công ty TNHH Vận tải Hải Phương) chào bán 32 tỷ đồng; Tàu Maritime 19 chào bán 21,5 tỷ đồng; Tàu Southern Growth (của Công ty cổ phần Dragon Shipping) chào bán 102,520 tỷ đồng; Tàu Victoria 09 (của Công ty Hàng hải Minh Lương JSC) chào bán 21,5 tỷ đồng; Tàu Thanh Van 16 chào bán 97,6 tỷ đồng và Tàu VTB 16 chào bán 21 tỷ đồng. Thanh lý được 9 con tàu trên, nhưng MSB vẫn lỗ tới 635 tỷ đồng.
![Ảnh minh họa internet Ảnh minh họa internet](https://media.thuonghieucongluan.vn/uploads/2022/08/19/van-chuyen-qt-bv-1660868426.jpg)
Thông tin từ MSB, để giải quyết nợ xấu, Ngân hàng TMCP Hàng hải - MSB tiếp tục thông báo chào bán hai con tàu biển mang tên Công Minh 18 và tàu Đức Phát 69 của Công ty TNHH vận tải biển Khôi Nguyên. Đáng chú ý là con tàu Công Minh 18 đã được MSB rao bán lần thứ 8 với giá khởi điểm 12,5 tỷ đồng nhưng chưa tìm được đối tác để mua. Trong khi tài Đức Phát 69 được MSB thông báo giá thanh lý là 25,3 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính bán niên 2022 của MSB, hoạt động thanh lý tài sản gán siết nợ có kết quả không khả quan đã phần nào tác động đến lợi nhuận của MSB trong 06 tháng đầu năm 2022.
Trong 06 tháng đầu năm 2022, MSB công bố lợi nhuận trước thuế đạt 3,3 nghìn tỷ đồng (tăng 6,9% so với cùng kỳ), quý II/2022 chỉ đạt 1,8 nghìn tỷ đồng, giảm 6,6% so với cùng kỳ.
Theo đó, tỷ trọng dư nợ cho vay mua nhà, cho vay xây dựng và bất động sản trong tổng dư nợ lần lượt đạt khoảng 13,6% (15 nghìn tỷ đồng), 12% (13,2 nghìn tỷ đồng), và 9,7% (10,7 nghìn tỷ đồng).
Số dư nợ xấu ở mức 1,7 nghìn tỷ đồng (giảm 16% so với quý trước), giúp tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 1,5% (từ 1,79% trong quý I/2022). Các khoản vay tái cơ cấu giảm 18% so với quý trước xuống còn 2,4 tỷ đồng trong quý II/2022 (tương đương khoảng 2,1% tổng tín dụng) và được kỳ vọng sẽ tiếp tục giảm xuống còn 1,4 tỷ đồng trong quý IV/2022.
Phần lớn các khoản nợ tái cơ cấu đến từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là cho vay các chủ đầu tư bất động sản (chiếm khoảng 69%). Tại quý II/2022, khoảng 114 tỷ đồng nợ tái cơ cấu, chiếm 4% tổng dư nợ cơ cấu tại quý IV/2021, đã trở thành nợ xấu.
Q.N (t/h)