Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Việt Nam và EVFTA: Tận dụng cơ hội, đẩy lùi thách thức

Bên cạnh những cơ hội lớn, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có thể cũng tạo ra một số thách thức mà doanh nghiệp trong nước sẽ phải đối mặt khi Hiệp định chính thức có hiệu lực.

Sức ép cạnh tranh

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, thứ nhất, sức ép cạnh tranh là vấn đề đầu tiên đối với nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, cạnh tranh luôn có tính hai mặt rõ ràng. Một mặt, cạnh tranh sẽ rất tiêu cực đối với các doanh nghiệp yếu kém, nhất là các doanh nghiệp vẫn dựa vào sự bao cấp của Nhà nước, các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu. Mặt khác, cạnh tranh mang lại động lực cho các doanh nghiệp liên tục đổi mới và sáng tạo, đồng thời tạo ra thêm nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Quan trọng hơn cả, chúng ta cần nhìn nhận đây là con đường mà sớm hay muộn cũng phải đi qua để đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành công, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng và hiệu quả của tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, các cam kết nhiều lĩnh vực mới trong Hiệp định EVFTA cũng đặt ra yêu cầu điều chỉnh, sửa đổi các quy định pháp luật. Trong thời gian qua, Quốc hội đã chủ động đưa ra lộ trình sửa đổi nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như Bộ Luật Lao động, Luật Sở hữu trí tuệ... Đây chính là các bước đi chủ động để chuẩn bị cho quá trình hội nhập, trong đó có việc thực hiện Hiệp định EVFTA.

Cuối cùng, thị trường EU là một trong những thị trường có đòi hỏi cao nhất trên thế giới. Việc bước qua được các rào cản thuế quan không có nghĩa là hàng hóa và dịch vụ của ta sẽ được thị trường EU chấp nhận. EU có nhiều quy định không chỉ liên quan đến tiêu chuẩn sản phẩm mà cả đối với quy trình sản xuất ra sản phẩm đó (ví dụ không được dùng hải sản được đánh bắt bất hợp pháp hay không được dùng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên mà chưa được phép). Hay các đòi hỏi về lao động, môi trường của EU cũng thuộc hàng cao nhất thế giới. Chính vì vậy, doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý nhà nước của ta phải không ngừng vươn lên thì mới có thể vượt qua được các thách thức, khai thác được các cơ hội do Hiệp định EVFTA đem lại.

Việt Nam và EVFTA: Tận dụng cơ hội, đẩy lùi thách thức - Hình 1

Cạnh tranh mang lại động lực cho các doanh nghiệp liên tục đổi mới và sáng tạo

Đối với doanh nghiệp Việt Nam, trong quá trình đàm phán, Đoàn đàm phán đã tích cực cung cấp đầy đủ thông tin cũng như tham vấn ý kiến của các hiệp hội doanh nghiệp với mong muốn kết quả đàm phán phải đáp ứng được tốt nhất lợi ích của doanh nghiệp. Trong quá trình này, một số hiệp hội như dệt may, da giày, thủy sản và nhiều doanh nghiệp khác đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt.

Tuy nhiên, để khai thác được tối đa lợi ích mà hiệp định này mang lại, các doanh nghiệp của chúng ta, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần chủ động nghiên cứu thông tin để có sự chuẩn bị tích cực. Việc chuẩn bị nên được tiến hành toàn diện từ nghiên cứu cơ hội, thách thức của thị trường EU đến các giải pháp như nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm; phát huy lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu suất, v.v. Cần lưu ý là để tận dụng được ưu đãi từ Hiệp định, doanh nghiệp cần đảm bảo sản phẩm của mình đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ, về tiêu chuẩn kỹ thuật và về vệ sinh an toàn động thực vật của EU.

Chứng minh khả năng thực thi

Theo quy định của mỗi bên, Hiệp định EVFTA sẽ cần phải được Quốc hội phê chuẩn thì mới chính thức có hiệu lực, đi vào thực thi. Do vậy, trước mắt chúng ta vẫn còn phải trải qua một chặng đường nữa là phê chuẩn cả 2 Hiệp định này. Chặng đường này dài hay ngắn phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực của cả Việt Nam và Liên minh châu Âu. Đối với Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA), quá trình phê chuẩn có thể sẽ lâu hơn vì còn cần tất cả các nước thành viên EU phê chuẩn thì mới có hiệu lực.

FTA Việt Nam - EU là Hiệp định đầu tiên của EU với một nước đang phát triển trong khu vực. Để Hiệp định được ký kết và có hiệu lực thì ta phải chứng minh được là Việt Nam có khả năng thực thi các tiêu chuẩn cao của Hiệp định FTA. Trong đó có một số lĩnh vực sau EU rất quan tâm.

Thứ nhất, các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững. Chúng ta đều biết EU rất quan tâm đến phát triển bền vững và yêu cầu tất cả các đối tác thương mại cũng cần cùng hành động vì các mục tiêu toàn cầu. Quan ngại này được giải tỏa phần nào khi tại kỳ họp Quốc hội tháng 5-6 vừa qua, Quốc hội đã phê chuẩn Công ước số 98 về quyền tổ chức và thương lượng tập thể của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), đồng thời thảo luận theo hướng tích cực dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi đã được lấy ý kiến công khai trước đó. Đối với dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi, dự luật này dự kiến cũng sẽ được phê chuẩn tại kỳ họp tháng 10 năm 2019 của Quốc hội. 

Thứ hai, vấn đề kiểm dịch động thực vật. Trong Hiệp định FTA, EU cam kết sẽ mở cửa thị trường cho nhiều mặt hàng nông sản của ta nhưng cũng cần ta có hợp tác với EU để đảm bảo hàng của ta sang EU đảm bảo được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện hai bên đang tích cực thảo luận để thống nhất được cơ chế hợp tác kỹ thuật trước khi Hiệp định được chính thức phê chuẩn.

Thứ ba, chống đánh bắt cá bất hợp pháp và không khai báo (IUU). Vừa qua ta bị EU rút thẻ vàng do còn một số vi phạm. Đây là lĩnh vực cũng cần có tiến bộ trước khi Hiệp định được phê chuẩn.

Về phía Bộ Công Thương, với quá trình dài thực hiện công tác hội nhập kinh tế quốc tế, đã có nhiều kinh nghiệm, nhất là trong việc xây dựng chính sách gắn với phục vụ doanh nghiệp, người dân và hướng dẫn thực thi các cam kết kinh tế quốc tế. Hiện nay, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đang chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng bộ hồ sơ trình Quốc hội xem xét phê chuẩn Hiệp định EVFTA để sớm đưa Hiệp định này vào đời sống. Đối với việc trình phê chuẩn Hiệp định EVIPA, công việc này sẽ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành.

Song song với việc đó, Bộ Công Thương cũng sẽ xây dựng chương trình hành động tổng thể, toàn diện, tập trung vào công tác cung cấp thông tin cho các cơ quan liên quan, doanh nghiệp và người dân, giúp mọi thành phần của nền kinh tế nắm bắt các nội dung, cam kết, trách nhiệm và đặc biệt là tập trung làm rõ các cơ hội, thách thức trong Hiệp định EVFTA.

Ngoài ra, Bộ sẽ xây dựng kế hoạch tổ chức thực thi, luật hóa Hiệp định EVFTA cho phù hợp các cam kết đã ký và xây dựng các cơ chế, mô hình liên kết để quản lý nhà nước gắn với doanh nghiệp, người dân nhằm tạo thuận lợi cho quá trình thực thi, điều chỉnh chính sách, đảm bảo mang lại hiệu quả cho nền kinh tế.

Tận dụng lợi thế

Hiện nay, Việt Nam đã triển khai 12 Hiệp định FTA gồm FTA nội khối giữa 10 nước ASEAN; 7 Hiệp định FTA chúng ta cùng ASEAN ký kết với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Ôt-xtrây-lia - Niu Di-lân và Hồng Công; 4 Hiệp định FTA song phương với Nhật Bản, Chi lê, Hàn Quốc và Liên minh Kinh tế Á-Âu; và gần đây nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Trong số này, phần lớn hàng hóa của ta đã được hưởng thuế suất 0% khi xuất khẩu sang ASEAN (trên 95% biểu thuế), Trung Quốc (hơn 90% biểu thuế), Hàn Quốc (hơn 75% biểu thuế). Các nước còn lại vẫn đang tiếp tục cắt giảm thuế theo cam kết. Đây chính là lợi thế mà doanh nghiệp của ta cần tận dụng khi xuất khẩu sang các thị trường này. 

Sắp tới, việc thực thi Hiệp định FTA với EU, cùng với việc Hiệp định CPTPP vừa có hiệu lực và ký kết một số Hiệp định khác trong tương lai như RCEP, dự kiến sẽ mang lại những lợi thế nhất định, tạo cơ sở cho Việt Nam tăng trưởng kinh tế.

Cụ thể, các Hiệp định này sẽ giúp ta thực hiện chủ trương đa dạng hóa quan hệ kinh tế - thương mại, đặc biệt là đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực cụ thể. Đẩy mạnh xuất khẩu cũng sẽ góp phần tạo việc làm, hỗ trợ tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.

Việc kết nối thông qua các Hiệp định này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam phát huy hiệu quả kinh tế theo quy mô để tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất, dẫn tới giá cả hàng hóa cạnh tranh hơn. Liên kết chuỗi giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp ASEAN, EU, các nước CPTP... cũng sẽ được hình thành thông qua phân công lao động, trao đổi hàng hóa, dịch vụ trung gian, từ đó tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh hơn cho doanh nghiệp Việt Nam. Tiến trình này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam cùng phát triển, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trong khu vực cũng như hướng tới các thị trường phát triển hơn như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ca-na-da…

Việc đàm phán thành công và ký kết FTA với các đối tác lớn cũng sẽ giúp nâng cao hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo thế và lực mới, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế lâu dài của đất nước.

Hà Thu

Bài liên quan

Tin mới

Nhiều quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường dự kiến được ban hành
Nhiều quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường dự kiến được ban hành

Trong giai đoạn 2024 - 2026, Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến sẽ ban hành nhiều quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với khí thải phương tiện ô tô; quy chuẩn về tiếng ồn...

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Lạm phát của Mỹ gia tăng khiến giới đầu tư vội vàng bán cổ phiếu
Lạm phát của Mỹ gia tăng khiến giới đầu tư vội vàng bán cổ phiếu

Chứng khoán Mỹ lao dốc vào thứ Năm (25/4) khi hầu hết các cổ phiếu megacap suy yếu, ảnh hưởng bởi Meta Platforms, trong khi tâm lý thị trường ảm đạm hơn khi có dấu hiệu lạm phát dai dẳng làm giảm kỳ vọng Fed sẽ sớm nới lỏng chính sách tiền tệ.

Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) hạ kế hoạch kinh doanh năm 2024 và đưa người của Quản lý quỹ SSI vào công ty
Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) hạ kế hoạch kinh doanh năm 2024 và đưa người của Quản lý quỹ SSI vào công ty

CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã HAH - sàn HOSE) bổ sung tài liệu đại hội đồng cổ đông năm 2024, Đại hội tổ chức sáng ngày 26/4 tại TP. Hải Phòng.

SASCO: Trồng hơn 1.000 cây đước trên vùng rừng ngập mặn ven biển
SASCO: Trồng hơn 1.000 cây đước trên vùng rừng ngập mặn ven biển

Ngày 25/4, đoàn viên thanh niên Công ty CP Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) đã trồng hơn 1.000 cây đước trên vùng rừng ngập mặn ven biển huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre). Hoạt động này thuộc dự án trồng rừng “chồi xanh hạnh phúc” do công ty phát động.

Tư vấn đầu tư PP Enterprise (PPE) trong quý I/2024 không ghi nhận doanh thu, liên tục đổi chủ
Tư vấn đầu tư PP Enterprise (PPE) trong quý I/2024 không ghi nhận doanh thu, liên tục đổi chủ

PPE là một doanh nghiệp có vốn điều lệ nhỏ, cổ đông cô đặc nhưng liên tiếp thay đổi cổ đông lớn và lãnh đạo, với sự xuất hiện của bóng dáng nhiều tên tuổi lớn.