Dưới đây là chi tiết 4 quyền lợi của người lao động đóng bảo hiểm xã hội trên 20 năm:

1. Đóng bảo hiểm xã hội trên 20 năm sẽ được hưởng lương hưu

Căn cứ Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019), người lao động nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và đủ độ tuổi nghỉ hưu theo quy định thì được hưởng lương hưu hàng tháng.

Năm 2024, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là 61 tuổi với nam và 56 tuổi 04 tháng với nữ.

Năm 2025, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là 61 tuổi 3 tháng với nam và 56 tuổi 08 tháng với nữ.

(Khoản 2 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP)

Xem chi tiết điều kiện hưởng lương hưu 2024 đối với người lao động làm việc tại doanh nghiệp, người lao động làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách cấp xã tại bài viết: Quy định về điều kiện hưởng lương hưu 2024 của người lao động

Xem thêm các bài viết sau về chế độ hưu trí năm 2024:

>>Điều kiện hưởng lương hưu 2024 khi người lao động suy giảm khả năng lao động

>>Mức hưởng lương hưu năm 2024 của người lao động

>>Mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu năm 2024

>>Thời điểm hưởng lương hưu năm 2024

Từ 01/7/2025, người lao động đủ tuổi nghỉ hưu và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 15 năm trở lên sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng, thay vì phải đóng đủ 20 năm như trước.

>> Xem chi tiết tại bài viết: Có phải đã rút bảo hiểm xã hội 1 lần vẫn có thể được hưởng lương hưu không?

File Excel tính số tiền nhận bảo hiểm xã hội một lần năm 2024

đóng bảo hiểm xã hội trên 20 năm

Bốn quyền lợi của người lao động đóng bảo hiểm xã hội trên 20 năm (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)

2. Đóng bảo hiểm xã hội trên 20 năm có cơ hội nhận trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu

Căn cứ Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội vượt mức tương ứng với tỷ lệ lương hưu 75% sẽ được nhận trợ cấp một lần khi nghỉ hưu (tương ứng với 30 năm đóng bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ và 35 năm đối với lao động nam).

Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vượt, mỗi năm được 0,5 tháng lương bình quân.

3. Đóng bảo hiểm xã hội trên 20 năm vẫn có cơ hội rút bảo hiểm xã hội 1 lần trong một số trường hợp

Căn cứ khoản 1 Điều 60, khoản 1 Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, chỉ có 02 trường hợp duy nhất người lao động tham gia BHXH bắt buộc (tự nguyện) đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mà vẫn được rút bảo hiểm xã hội 1 lần là:

- Ra nước ngoài để định cư.

- Mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

>> Xem chi tiết tại bài viết: Trường hợp nào đóng BHXH đủ 20 năm vẫn được rút BHXH 1 lần?

4. Đóng bảo hiểm xã hội trên 20 năm mất, thân nhân được tiền tử tuất

Người đóng bảo hiểm xã hội trên 20 năm qua đời, thân nhân sẽ được hưởng chế độ tử tuất, bao gồm:

(i) Trợ cấp mai táng: Bằng 10 lần mức lương cơ sở (theo Điều 66 và Điều 80 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

Lưu ý: Để thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng, người lao động chỉ cần đóng từ đủ 12 tháng trở lên đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc từ đủ 60 tháng trở lên đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện.

(ii) Trợ cấp tuất:

Đối với người đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trên 20 năm: Thân nhân có thể nhận trợ cấp tuất hằng tháng hoặc một lần.

Tuất hằng tháng: Thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng sẽ nhận 70% lương cơ sở, trường hợp khác nhận 50%.

- Tuất một lần: Mức hưởng được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng (1,5 lần mức lương bình quân đóng BHXH trước 2014) + (2 lần mức lương bình quân đóng BHXH sau 2014).

Mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã h

(Theo Điều 68 và Điều 70 Luật bảo hiểm xã hội 2014).

Đối với người đóng BHXH tự nguyện: Thân nhân chỉ được nhận trợ cấp tuất một lần.

Trên đây là tổng hợp 04 quyền lợi của người lao động đóng bảo hiểm xã hội trên 20 năm.

T. Hương (Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/)