Việt Nam áp thuế bán phá giá tạm thời đối với thép Trung Quốc, Hàn Quốc
Một số sản phẩm thép phủ màu có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc bị áp dụng mức thuế chống bán phá giá tạm thời ở mức lần lượt là 3,45 - 34,27% và 4,48 - 19,25%.
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, được sơn, được mạ hoặc không mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc với mức thuế suất cao nhất lên đến gần 35%. Trước khi bị áp thuế chống bán phá giá tạm thời, các sản phẩm này chỉ chịu mức thuế ưu đãi 5%-10%.
Bộ Công Thương cho biết, biện pháp chống bán phá giá tạm thời có thời hạn áp dụng 4 tháng kể từ ngày quyết định có hiệu lực và có thể được gia hạn hoặc bổ sung danh sách. Sau khi biện pháp chống bán phá giá tạm thời này được áp dụng, cơ quan điều tra sẽ tiến hành các bước triển khai điều tra và công bố kết luận điều tra cuối cùng dự kiến vào cuối năm 2019.
Ảnh minh họa
Trải qua gần 8 tháng điều tra sơ bộ theo đúng quy định, Bộ Công Thương thấy rằng, mặc dù biện pháp tự vệ dưới hình thức hạn ngạch thuế quan đang được áp dụng nhưng lượng hàng hóa nhập khẩu trong hạn ngạch có dấu hiệu bán phá giá với biên độ khá cao, từ 3,45% đến 34,27%, tiếp tục gây ra đe dọa thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất thép phủ màu trong nước.
Hành vi bán phá giá nói trên tiếp tục gây ra sức ép đáng kể cho các chỉ số hoạt động của ngành sản xuất trong nước
Từ 7 tháng cuối năm 2018 đến nay, thép trong nước tồn kho rất nhiều. Doanh nghiệp thép trong nước thua lỗ, nhiều dây chuyền sản xuất phải ngừng hoạt động và số lượng lớn lao động đã phải nghỉ việc.
Do đó, Bộ Công Thương đã áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép phủ màu có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Theo đó, mức thuế tạm thời này được áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu thép phủ màu của Trung Quốc là từ 3,45% đến 34,27% và của Hàn Quốc là từ 4,48% đến 19,25%.
PV
Tin mới
Ngày đầu kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 tại Lào Cai diễn ra an toàn và nghiêm túc
Ngày đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại Lào Cai diễn ra an toàn và nghiêm túc. Công tác tổ chức thi theo đúng kế hoạch và đúng quy định, không có sự cố bất thường xảy ra.
Quy hoạch Ninh Bình hướng tới tầm nhìn dài hạn
Ninh Bình cần sớm hoàn thành nhiệm vụ lập quy hoạch thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến 2050, đảm bảo có tầm nhìn dài hạn, phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia, quy hoạch sử dụng đất.
Khu 'đất vàng' Giảng Võ sẽ được xây khách sạn, văn phòng
Trong năm 2022, Hà Nội sẽ hoàn thành việc điều chỉnh chủ trương đầu tư, quy hoạch chi tiết khu đất 148 Giảng Võ và năm 2023 sẽ triển khai xây khách sạn, văn phòng...
Nghệ An: Triệt xóa đường dây buôn bán pháo lậu xuyên Việt
Ngày 07/07, thông tin từ Công an tỉnh Nghệ An, đơn vị này vừa triệt phá một đường dây buôn bán hàng lậu xuyên Việt, thu giữ gần 2,5 tạ pháo.
Giai đoạn 2031-2045, vận hành thị trường than cạnh tranh đầy đủ
Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nêu rõ: Phấn đấu sản lượng than thương phẩm khai thác đạt khoảng 47 triệu tấn/năm trong giai đoạn đến năm 2030; giai đoạn 2031-2045, vận hành thị trường than cạnh tranh đầy đủ.
Hội chợ nhếch nhác ở Gia Nghĩa (Đắc Nông)
Ngày 05/07, Hội chợ Thương mại và Hàng tiêu dùng Gia Nghĩa (Đắc Nông) năm 2022 chính thức khai mạc do Công ty TNHH Tiến Lợi ở phường Khánh Xuân, Thành phố Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc) tổ chức. Tuy nhiên người tiêu dùng và khách tham quan du lịch rất thất vọng vì sự nghèo nàn của hội chợ.
Câu chuyện thương hiệu
24h trải nghiệm "Tỉnh thức là có thể" của các Hoa, Á hậu Việt
CEO Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch HDTV Group và câu chuyện xây dựng và bảo vệ thương hiệu
Hành trình hoạt động của Gốm Đất Việt
Thương hiệu thời trang Thái Tuấn đã có mặt tại Hải Phòng
PVEP: 15 năm vươn mình phát triển
PVEP: 15 năm vượt qua thử thách, phát triển bền vững