Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng đầu của doanh nghiệp Châu Âu

Với lợi thế là một trong những quốc gia có tốc độ chuyển đổi số nhanh, cơ cấu dân số trẻ. Nhiều doanh nghiệp Châu Âu coi Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng đầu của họ.

Mới đây, tại kết quả khảo sát mới nhất về chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) do Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường YouGov Decision Lab cho biết, sự lạc quan về triển vọng kinh doanh của Việt Nam đang có chiều hướng giảm sút trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, lãi suất tăng vọt, nỗi lo lạm phát.

Ảnh minh họa, nguồn internet
Ảnh minh họa, nguồn internet.

Cụ thể, trong khảo sát hàng quý được thực hiện dựa trên việc EuroCham mời hơn 1.300 thành viên của mình đang hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam, kết quả mới nhất cho thấy chỉ 27% số người được hỏi dự đoán sự ổn định hoặc cải thiện kinh tế cho quý I năm nay, thấp hơn nhiều mức 42% của quý trước đó.

Tuy nhiên, điểm tích cực là 41% số người được hỏi trong quý IV/2022 cho biết công ty của họ đang chuyển hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam, tăng mạnh so với mức 13% trước đó. Ngoài ra, 35% số người được hỏi nhận định Việt Nam thuộc top 5 điểm đến đầu tư toàn cầu hàng đầu, với 12% cho rằng Việt Nam là điểm đầu tư quốc tế hàng đầu của công ty họ.

Đánh giá về kết quả BCI được công bố, Chủ tịch EuroCham Alain Cany cho biết, mọi thứ trong quý IV/2022 chắc chắn kém tích cực hơn so với các quý trước. Xu hướng này có thể tiếp tục trong năm nay nhưng trên thực tế, cơ hội kinh tế của Việt Nam tiếp tục vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong khu vực và quốc tế. Điều này thể hiện rõ qua việc rất nhiều thành viên của EuroCham coi Việt Nam là trung tâm trong chiến lược đầu tư toàn cầu của họ.

"Thật đáng khích lệ khi thấy rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Châu Âu và trên toàn thế giới vẫn ở mức cao và tiếp tục tăng, đặc biệt là trong các ngành sản xuất và công nghiệp xanh của Việt Nam. Rõ ràng, với nguồn vốn FDI này, nền tảng kinh tế vững chắc và cam kết bền vững, Việt Nam vẫn là một trong những điểm đến đầu tư hàng đầu trên thế giới. Nhờ đó, cộng đồng doanh nghiệp Châu Âu vẫn tin tưởng vào thị trường Việt Nam", ông Cany nhận định.

Liên quan đến thị trường Việt Nam, hãng dịch vụ tài chính lâu đời trên thế giới JPMorgan Chase mới đây cho biết, Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm sản xuất linh kiện, dịch vụ sản xuất điện tử, dự báo sẽ đóng góp 65% tổng sản lượng airpods, 20% ipad và apple watch, 5% macbook vào năm 2025.

Liên tục đổ bộ và đặt nhiều kỳ vọng vào thị trường Việt Nam, thời gian qua các nhà đầu tư FDI, tập đoàn hàng đầu thế giới như Samsung, Intel, LG, Foxconn, Intel, Honda, Panasonic, Luxshare, Pegatron, Winston... liên tục rót nguồn vốn lớn. Đặc biệt năm 2022 Tập đoàn Samsung đã cam kết sẽ đầu tư vào Việt Nam 3,3 tỷ USD nhưng hiện tại, mới có hơn 2 tỷ USD được hiện thực hóa. Nhiều chuyên gia dự báo có thể năm 2023, phần cam kết còn lại cũng sẽ được đầu tư, nâng tổng nguồn vốn FDI vào Việt Nam.

Ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham), thành viên Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ - chia sẻ, ngân sách của Ủy ban Châu Âu dành cho đầu tư công nghệ mới của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khá lớn, lên đến vài tỷ Euro. Khi các doanh nghiệp Châu Âu nhận được ngân sách và sau khi họ hoàn thành nghiên cứu, tạo ra công nghệ, chắc chắn các doanh nghiệp này sẽ có xu hướng áp dụng ở các quốc gia khu vực Châu Á, trong đó có Việt Nam.

Minh An (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Bệnh hiếm - Thách thức lớn đối với y học trong công tác chẩn đoán và điều trị
Bệnh hiếm - Thách thức lớn đối với y học trong công tác chẩn đoán và điều trị

Các bệnh di truyền, các bệnh chưa có chẩn đoán điều trị, các bệnh hiếm trên thế giới đang có xu hướng tăng lên. Theo số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ tử vong do các bất thường bẩm sinh ở trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi trong năm 2015 là 16%, đứng thứ 2 sau đẻ non. Đây là thách thức lớn trong mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong và giảm gánh nặng cho xã hội.

Khám phá kỳ diệu của công nghệ hỗ trợ sinh sản
Khám phá kỳ diệu của công nghệ hỗ trợ sinh sản

Sự phát triển của lĩnh vực hỗ trợ sinh sản (HTSS) đã mở ra một kỷ nguyên mới cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn. Đáng chú ý là tỷ lệ thành công của các kỹ thuật HTSS bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các công nghệ đi kèm như xét nghiệm sàng lọc phôi, trẻ hóa buồng trứng,… GENTIS luôn tiếp cận, nghiên cứu và phát triển các xét nghiệm mới, đặc biệt là các ứng dụng cận lâm sàng trong HTSS nhằm đưa ra kết quả chính xác, nhanh, hiệu quả giúp bác sĩ lâm sàng điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Điều động, bổ nhiệm Vụ trưởng giữ chức Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM
Điều động, bổ nhiệm Vụ trưởng giữ chức Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ giữ chức Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM.

Hướng dẫn xét chuyển chức danh nghề nghiệp
Hướng dẫn xét chuyển chức danh nghề nghiệp

Ông Nguyễn Chung là cử nhân sinh học, làm kiểm dịch viên y tế tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, chức danh nghề nghiệp kỹ sư hạng III.

Đối tượng và mức đóng BHXH tự nguyện
Đối tượng và mức đóng BHXH tự nguyện

Ông Nguyễn Vĩnh Phúc (Bình Thuận) hỏi, con trai ông sinh năm 1983, hiện có nguyện vọng đóng BHXH tự nguyện thì có được không? Nếu được thì mức đóng, thời gian đóng, thủ tục như thế nào và liên hệ cơ quan nào?

Dấu hỏi lớn về dòng tiền của Grab?
Dấu hỏi lớn về dòng tiền của Grab?

Sau 10 năm hoạt động tại Việt Nam, thương hiệu Grab đã có bước phát triển thần tốc để trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ. Tuy nhiên, Công ty TNHH Grab chưa đóng thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, đồng thời Công ty TNHH Grab tại Việt Nam còn nhiều lần chuyển tiền về công ty mẹ ở nước ngoài.