Ảnh minh họaẢnh minh họa

Trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới thường niên do Liên Hợp Quốc tài trợ được công bố vào ngày 19/3, các nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu của Gallup, khảo sát ý kiến của người dân tại 149 quốc gia để xếp hạng mức độ hạnh phúc của họ, đồng thời có tính đến các dữ liệu khác như tổng thu nhập quốc nội (GDP), hỗ trợ xã hội, tự do cá nhân và mức độ tham nhũng... để đưa ra một điểm số về sự hạnh phúc của từng nước.

Một lần nữa, những cái tên ở đầu bảng xếp hạng chủ yếu là các nước châu Âu với Đan Mạch đứng thứ 2, sau đó là Thụy Điển, Iceland và Hà Lan. New Zealand rớt một bậc, xuống vị trí thứ 9 và cũng là quốc gia duy nhất ngoài châu Âu đứng trong Top 10.

Các nước khác được thăng hạng gồm Đức (từ thứ 17 lên 13) và Pháp (tăng hai bậc lên thứ 21). Trong khi đó, Anh giảm từ thứ 13 xuống 17 và Mỹ giảm một bậc xuống thứ 19. Các nước châu Phi như Lesotho, Botswana, Rwanda và Zimbabwe nằm cuối bảng xếp hạng các nước hạnh phúc nhất thế giới, nhưng Afghanistan là nước kém hạnh phúc nhất thế giới trong năm nay.

Việt Nam đã thăng hạng từ vị trí thứ 83 lên 79, vị trí cao hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á, trên nước láng giềng Trung Quốc (thứ 84) hay các quốc gia Đông Nam Á khác như Malaysia (81), Myanmar (126).

Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 20/3 là ngày Quốc tế Hạnh phúc, công nhận ngày này như một sự kiện để thúc đẩy các nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững nhằm đem lại hạnh phúc cho người dân. 

Tâm An