Đuọc biết năm 2024, xuất khẩu tôm sú sang Trung Quốc giảm mạnh hơn tôm chân trắng. Các sản phẩm tôm sú và tôm chân trắng chế biến giảm mạnh hơn các sản phẩm tươi/sống/đông lạnh. Tôm sú chế biến giảm mạnh nhất 44%.

Cụ thể các loại Tôm xuất khẩu khác ghi nhận tăng mạnh 174%. Tôm khác chế biến tăng 199%, tôm khác sống/tươi/đông lạnh tăng 185%. Trong nhóm sản phẩm tôm khác này, chủ yếu là các mặt hàng tôm hùm như tôm hùm đá sống. xuất khẩu tôm hùm Việt Nam sang Trung Quốc tăng mạnh trong năm 2024. Hiện Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất tôm hùm của Việt Nam, chiếm đến 98 - 99%.
Theo số liệu của ITC, nhập khẩu tôm của Trung Quốc trong năm 2024 đạt 6,8 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước đó. Chỉ nhập khẩu từ Việt Nam tăng trong khi Trung Quốc giảm nhập khẩu từ các nguồn cung còn lại.
Năm 2024 về sản phẩm nhập khẩu tôm hùm đá và các loại tôm biển khác là sản phẩm được nhập khẩu nhiều thứ hai vào Trung Quốc, ghi nhận tăng 39% so với năm 2023. Các sản phẩm tôm nước ấm trong đó có tôm chân trắng đông lạnh nhập khẩu vào Trung Quốc ghi nhận giảm.
Cũng theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), thị trường tôm chân trắng tại Trung Quốc ngay tại thời điểm gần Tết Nguyên đán vẫn không có dấu hiệu ấm lên, giá giảm. Nguyên nhân của tình trạng này không phải do cung vượt cầu mà do khả năng tiêu thụ của tầng lớp trung lưu suy giảm đáng kể.
Sự sụt giảm của thị trường tôm chân trắng không phải là hiện tượng đơn lẻ mà là sự phản ánh tình trạng dễ bị tổn thương của thị trường hàng tiêu dùng bình dân trước áp lực kinh tế tại Trung Quốc. Doanh nghiệp xuất khẩu tôm nên tiếp tục tăng cường thế mạnh xuất khẩu tôm hùm và đẩy mạnh quảng bá, tiếp thị, có giải pháp hấp dẫn và kích thích nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng truyền thống như tôm chân trắng và tôm sú tại thị trường Trung Quốc.
Tâm An