Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam tiếp tục có nhiều sáng kiến phù hợp với ưu tiên của Việt Nam và quan tâm chung của thế giới, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Và tại khóa họp lần thứ 55 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc diễn ra trong vòng 6 tuần từ ngày 26/2-5/4/2024 và là khóa họp dài nhất của Hội đồng Nhân quyền từ trước đến nay, Việt Nam cũng đã chủ động, tích cực xây dựng và phát biểu cả với tư cách quốc gia và thay mặt 4 nhóm nước về các chủ đề khác nhau, đóng góp vào hoạt động chung của khóa họp.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Phiên họp cấp cao Khóa họp 55 HĐNQ LHQ, ngày 26/2 tại Geneva, Thụy Sỹ. (Ảnh: Nhất Phong)
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Phiên họp cấp cao Khóa họp 55 HĐNQ LHQ, ngày 26/2 tại Geneva, Thụy Sỹ. Ảnh Nhất Phong.

Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hợp quốc, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva cho biết, khóa họp đã xem xét hơn 80 báo cáo, thảo luận, thương lượng nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến quyền con người, từ biến đổi khí hậu, quyền lương thực, bình đẳng giới, đến những vấn đề như tác động của các cuộc xung đột tại Trung Đông, Ukraine và nhiều nơi khác trên thế giới đến thụ hưởng quyền con người.

Kết thúc khóa họp, Hội đồng Nhân quyền đã thông qua 32 nghị quyết và 2 quyết định, bao gồm cả những vấn đề mới như chống phân biệt đối xử và bạo lực với người liên giới tính; thông qua Báo cáo quốc gia theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của 14 nước; đồng thời bổ nhiệm nhân sự cho 14 Thủ tục đặc biệt của  Hội đồng Nhân quyền trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Sự tham gia đông đảo của Lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, cũng như các chủ thể khác xuyên suốt Khóa họp và trao đổi, thảo luận về các vấn đề thời sự, đang thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, thể hiện sự quan tâm cao của cộng đồng quốc tế đối với các hoạt động của  Hội đồng Nhân quyền, đồng thời cũng phản ánh vai trò quan trọng hàng đầu của cơ quan này trong thảo luận, quyết định các vấn đề liên quan đến quyền con người hiện nay.

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu thay mặt Nhóm nòng cốt Nghị quyết về quyền con người và biến đổi khí hậu, bao gồm Việt Nam, Bangladesh, Philippines, trong Phiên đối thoại về báo cáo của Cao ủy Nhân quyền LHQ về chủ đề các biện pháp giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu đối với việc thụ hưởng quyền lương thực. (Nguồn: TTXVN)
Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu thay mặt Nhóm nòng cốt Nghị quyết về quyền con người và biến đổi khí hậu, bao gồm Việt Nam, Bangladesh, Philippines, trong Phiên đối thoại về báo cáo của Cao ủy Nhân quyền LHQ về chủ đề các biện pháp giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu đối với việc thụ hưởng quyền lương thực. Nguồn TTXVN.

Đại sứ Mai Phan Dũng nhấn mạnh: “Trong vai trò thành viên của  Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025, Đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đã tham gia tích cực vào quá trình thảo luận, ra quyết định của Khóa họp nêu trên.

Phát biểu của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tại Phiên họp cấp cao của Khóa họp 55 đã chia sẻ về những nỗ lực, kết quả Việt Nam đạt được trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và việc thụ hưởng đầy đủ quyền con người của người dân.

Bộ trưởng chia sẻ quan điểm, cách tiếp cận của Việt Nam về các vấn đề thuộc quan tâm chung của cộng đồng quốc tế hiện nay; nhấn mạnh yêu cầu duy trì và tôn trọng hòa bình, ổn định, luật pháp quốc tế, thúc đẩy tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, khoan dung, bao trùm, thống nhất và trân trọng sự khác biệt, đối thoại, hợp tác; đồng thời đặt người dân vào trung tâm mọi chính sách và bảo đảm phát triển bao trùm và bền vững.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng tái khẳng định các ưu tiên của Việt Nam khi tham gia  Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc (HĐNQ LHQ), trong đó có bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, bình đẳng giới, chuyển đổi số và quyền con người; thông báo Việt Nam đã thực hiện hoàn toàn gần 90% số khuyến nghị theo cơ chế UPR năm 2019 và chuẩn bị cho báo cáo UPR chu kỳ IV vào tháng 5/2024; cho biết sẽ đề xuất nghị quyết hằng năm về bảo đảm quyền con người trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại Khóa họp 56 vào tháng 6/2024 sắp tới.

Đồng thời, để tiếp nối những đóng góp tích cực, cam kết mạnh mẽ và sự sẵn sàng đóng góp của Việt Nam, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tuyên bố và kêu gọi các nước ủng hộ Việt Nam tái ứng cử làm thành viên HĐNQ LHQ nhiệm kỳ 2026-2028”.

Đại sứ Mai Phan Dũng cũng thông báo, tại Khóa họp vừa kết thúc, bên cạnh các phát biểu với tư cách quốc gia, Việt Nam cũng đã chủ động, tích cực xây dựng và phát biểu thay mặt 4 nhóm nước về các chủ đề khác nhau, đóng góp vào hoạt động chung của Khóa họp.

Cụ thể, Việt Nam đã phát biểu thay mặt cho ASEAN và Timor-Leste phát biểu tại Phiên đối thoại với Báo cáo viên đặc biệt về quyền lương thực; thay mặt cho Nhóm nòng cốt của Nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người (gồm Bangladesh, Philippines và Việt Nam) tại Phiên đối thoại về Báo cáo của Cao ủy Nhân quyền LHQ về chủ đề các biện pháp giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu đối với việc thụ hưởng quyền lương thực; thay mặt cho nhóm 22 nước liên khu vực phát biểu tại phiên thảo luận chung ngày 27/3/2024 về chủ đề bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu của người dân trong xung đột vũ trang; và phát biểu thay mặt nhóm 63 nước liên khu vực tại phiên thảo luận chung ngày 3/4/2024 về chủ đề đẩy nhanh tiến trình thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững để thúc đẩy bình đẳng giới.

Toàn cảnh Phiên họp cấp cao Khóa họp lần thứ 55 HĐNQ LHQ tại Geneva.
Toàn cảnh Phiên họp cấp cao Khóa họp lần thứ 55 HĐNQ LHQ tại Geneva.

Đây là những vấn đề Việt Nam ưu tiên, tích cực thúc đẩy, đồng thời cũng thuộc quan tâm, ưu tiên cao của cộng đồng quốc tế hiện nay. Việc đông đảo các nước ủng hộ, tham gia đồng bảo trợ các phát biểu chung này cho thấy sự đánh gia cao vai trò, tiếng nói của Việt Nam, cũng như khả năng kết nối, thúc đẩy trao đổi, đối thoại của Việt Nam trên các vấn đề liên quan đến quyền con người tại HĐNQ.

Trong đó, phát biểu chung về chủ đề đẩy nhanh tiến trình thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững để thúc đẩy bình đẳng giới, với sự tham gia đồng bảo trợ của 63 nước đến từ các khu vực địa lý, trình độ phát triển khác nhau, là một trong những phát biểu chung có sự ủng hộ rộng rãi nhất tại Khóa họp thường kỳ của HĐNQ LHQ.

Đại sứ Mai Phan Dũng khẳng định: “Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của ta trong tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, gần đây nhất là việc ECOSOC đã tín nhiệm bầu Việt Nam vào Hội đồng chấp hành Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) nhiệm kỳ 2025-2027, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026-2028 sắp tới”.

Phái đoàn Việt Nam tại Geneva

Bài liên quan

Tin mới

Điện Biên phát huy giá trị di tích lịch sử để phát triển du lịch
Điện Biên phát huy giá trị di tích lịch sử để phát triển du lịch

Trước thềm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, lượng khách du lịch đến với Điện Biên tăng cao. Các di tích lịch sử, trong đó nổi bật là Quần thể di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ luôn là “địa chỉ đỏ” thu hút du khách tìm về mỗi khi đặt chân tới mảnh đất oai hùng này. Tỉnh Điện Biên kỳ vọng năm nay sẽ đón và phục vụ khoảng 1,3 triệu lượt khách.

Hà Nội thu giữ gần 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc
Hà Nội thu giữ gần 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Lực lượng chức năng Hà Nội vừa phát hiện, thu giữ gần 1 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hơn 1.000 tấn tinh dầu quế bị “tắc” đường xuất khẩu do vướng cơ chế
Hơn 1.000 tấn tinh dầu quế bị “tắc” đường xuất khẩu do vướng cơ chế

Việt Nam là nước sản xuất quế Top đầu thế giới song hoạt động xuất khẩu tinh dầu quế gặp một số khó khăn, vướng mắc về cơ chế quản lý của các bộ, ngành.

Hà Nội phát hiện, xử lý nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm
Hà Nội phát hiện, xử lý nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm

Báo cáo nhanh của Sở Y tế Hà Nội cho biết, sau hai tuần ra quân triển khai "Tháng hành động về an toàn thực phẩm" năm 2024, các đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm của thành phố phát hiện, xử lý nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm.

Miền Bắc có thể đón 2 đợt không khí lạnh liên tiếp
Miền Bắc có thể đón 2 đợt không khí lạnh liên tiếp

Theo một số mô hình dự báo, hiện nay qua phân tích bản đồ thời tiết và mô hình cho thấy khả năng cao miền Bắc sẽ đón 2 đợt không khí lạnh yếu đi kèm theo là rãnh áp thấp. Xen giữa 2 đợt không khí lạnh có thể có hội tụ gió trước rãnh gió Tây. Do đó thời tiết sau nghỉ lễ 30/4-1/5 ở miền Bắc chuyển xấu, trời nhiều mây có mưa, mưa rào, cục bộ có mưa to, đề phòng dông lốc sét, vùng núi cẩn trọng vì có thể có lũ quét sạt lỡ đất bất ngờ.

Hôm nay, các nước khối G7 sẽ ký thỏa thuận dừng sử dụng nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035
Hôm nay, các nước khối G7 sẽ ký thỏa thuận dừng sử dụng nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035

Reuters đưa tin, ngày 29/4, các bộ trưởng năng lượng thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã đạt được thỏa thuận về việc đóng cửa toàn bộ nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035.