Cụ thể, trong giai đoạn 2010 - 2022, với vai trò là đơn vị chủ lực về viễn thông và công nghệ thông tin, Viettel đã tham gia hỗ trợ, xây dựng và duy trì vận hành hệ thống các cầu truyền hình, camera giám sát phục vụ công tác chỉ huy, khám chữa bệnh từ xa, thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong hoạt động nghiệp vụ của Tổng cục Hậu cần.

Ảnh minh họa, nguồn internet
Ảnh minh họa, nguồn internet.

Giai đoạn tiếp theo, Viettel sẽ phối hợp, tư vấn, triển khai các nguồn lực đáp ứng yêu cầu của Tổng cục Hậu cần về: phát triển các nền tảng số, dữ liệu số dùng chung; phát triển ứng dụng số, dữ liệu số công tác hậu cần đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong các hoạt động với các cơ quan nhà nước, địa phương, tổ chức có liên quan; phát triển các nền tảng, ứng dụng và dữ liệu số ngành hậu cần; thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng cho hạ tầng công nghệ thông tin; huấn luyện, bồi dưỡng, tăng cường kỹ năng số.

Trước mắt, Viettel sẽ triển khai nhanh chóng trung tâm tích hợp thông tin và chỉ huy, điều hành cho tổng cục và các cục chuyên ngành.

Phát biểu tại hội nghị, Thượng tướng Lê Huy Vịnh nhấn mạnh, Tập đoàn Viettel với vai trò là đơn vị tiên phong kiến tạo số ở Việt Nam, cần tích cực phối hợp, hỗ trợ Tổng cục Hậu cần, vì mục tiêu phục vụ bộ đội, nâng cao chất lượng các mặt bảo đảm hậu cần, triển khai các giải pháp chuyển đổi số cho ngành hậu cần toàn quân, hướng tới hiện đại hoá trong Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Lê Pháp (T/h)