Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vũ khí trị Kalibr: Mỹ chế tạo "tên lửa phục thù"

Ngày 23/8/2017, Bộ Quốc phòng (BQP) Mỹ tuyên bố: Không quân Mỹ sẽ tiếp nhận và đưa vào trang bị tên lửa hành trình tầm xa mang đầu đạn hạt nhân mới.

1.  Tổng hợp các thông tin liên quan:

Hợp đồng thiết kế kiểu tên lửa tăng cường cho kho vũ khí hạt nhân của Mỹ đã được BQP nước này ký với hai tập đoàn khổng lồ Lockheed Martin và Raytheon. Giá trị mỗi hợp đồng–khoảng 900 triệu đôla.

Theo các điều khoản trong các hợp đồng đã ký, mỗi tập đoàn (Lockheed Martin và Raytheon) trong thời gian 4,5 năm phải thiết kế và chế tạo xong nguyên mẫu tên lửa có cánh mang đầu tác chiến hạt nhân tầm xa phóng từ trên không (máy bay).

Sau khi so sánh, phân tích, đối chiếu các mẫu, BQP Mỹ sẽ quyết định ký hoặc với Lockheed Martin hoặc với Raytheon các hợp đồng riêng rẽ về việc sản xuất các tên lửa mới có thể được phóng từ ngoài khu vực phòng không trực tiếp của đối phương tiềm năng.

 
Vũ khí trị Kalibr: Mỹ chế tạo

 

Ảnh: TASS

Tổng cộng, Không quân Mỹ có kế hoạch mua khoảng 1.000 tên lửa có cánh mới. Tổng trị giá chương trình này được cho là vào khoảng 10 tỷ đôla.

Tuy nhiên, không phải tất cả các tên lửa đều được trang bị đầu tác chiến hạt nhân- một phần trong số đó sẽ được sử dụng để tiến hành các thử nghiệm hoặc được bảo quản, niêm cất.

Theo số liệu của Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ, BQP nước này dự tính sẽ triển khai loại vũ khí này “vào cuối những năm 2020”. Các tên lửa mới sẽ được trang bị cho các máy bay ném bom chiến lược B-52, B-2 và B-1.

Ngoài ra, chúng cũng được trang bị trên các máy bay ném bom chiến lược hạng nặng B-21 đang được Hãng Northrop Grumman thiết kế.

Như các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin: Mỹ đang thực hiện kế hoạch hiện đại hóa lực lượng hạt nhân của mình ở quy mô lớn chưa từng có.

Theo tính toán của các chuyên gia quân sự Mỹ, trong thập kỷ tới ngân sách Mỹ sẽ chi khoảng 350 tỷ đô la để hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân. Một số nhà phân tích đánh giá tổng chi phí của chương trình hiện đại hóa này sẽ lên tới khoảng 1.000 tỷ đô la trong vòng 30 năm tới.

Mỹ cũng đã triển khai Học thuyết hạt nhân mới, cụ thể là hiện đại hóa bom hạt nhân của mình tại Châu Âu. Bom hạt nhân mới B61-12 sẽ có độ chính xác cao hơn và có thể được sử dụng cho cả không quân chiến lược lẫn không quân chiến thuật, các mẫu bom mới nói trên dự tính sẽ được đưa vào trang bị trong năm 2020.

Trên thực tế, Mỹ đồng thời đổi mới tất cả các thành tố chủ chốt của bộ ba hạt nhân (Bộ ba hạt nhân: không quân chiến lược; tên lửa đạn đạo xuyên lục địa; tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa).

Nước này đang chế tạo các phương tiện mang mới-máy bay ném bom chiến lược, tàu ngầm và tên lửa đạn đạo và cả các mẫu vũ khí hạt nhân mới để trang bị cho các phương tiện mang nói trên.

Còn đến thời điểm hiện tại, ngoài hiện đại hóa và đổi mới các loại vũ khí hạt nhân đã có, Mỹ bắt đầu chế tạo các tên lửa có cánh mang đầu đạn hạt nhân.

Theo quan điểm của các nhà phân tích quân sự, việc hiện thực hóa tất cả các thành tố của chương trình nói trên cho phép Mỹ đảm bảo hiệu quả của kho vũ khí hạt nhân của mình đến những năm 70, hoặc thậm chí đến tận những năm 80 của thế kỷ này.

2. Quan điểm của chuyên gia Nga: Mỹ có thể thực hiện được các kế hoạch nói trên hay không và các kế hoạch đó tạo ra mối đe dọa như thế nào đối với Nga? (Qua phỏng vấn Đại tá không quân Vladimir Karjakin, giảng viên Học viện quân sự Bộ quốc phòng Nga của tờ “Svobodnaia Pressa”(SP)ngày 25/8/2017)

- Tên lửa có cánh tầm xa- đấy là một công cụ đa năng trong một cuộc chiến tranh hiện đại. Lấy ví dụ, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mang đầu đạn hạt nhân- đó là loại vũ khí chỉ dùng để hủy diệt các mục tiêu cố định hoặc đã được biết rõ từ trước thời điểm tấn công, cụ thể, đó là các sở chỉ huy, căn cứ quân sự, các trung tâm hành chính- công nghiệp.

Còn tên lửa có cánh- phương tiện tấn công linh hoạt hơn nhiều. Nó có thể được trang bị đầu tác chiến hạt nhân, hoặc có thể là đầu đạn thông thường. Tên lửa có cánh bay ở độ cao thấp, và có diện tích phản xạ radar hiệu dụng không lớn, vì thế nên khó bị phát hiện hơn nhiều. Và như vậy, khoảng thời gian còn lại để các phương tiện phòng chống tên lửa (sau khi đã phát hiện tên lửa tấn công) phản ứng là rất ngắn.

Thêm nữa, tên lửa có cánh có thể được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu có kích thước nhỏ và các mục tiêu cơ động. Vấn đề là ở chỗ, tên lửa này có thể bay vòng và chờ ở khu vực mục tiêu cho đến khi nhận được các dữ liệu tọa độ chính xác của mục tiêu mới công kích mục tiêu. So sánh với ICBM, đây là một ưu thế so sánh rất lớn.

Trong một cuộc chiến tranh toàn cầu, các tên lửa có cánh sẽ được đưa vào tham chiến sau khi các bên đã tiến hành những đòn tấn công lẫn nhau bằng ICBM mang đầu đạn hạt nhân.

"SP":—Tại sao người Mỹ lại cần tên lửa có cánh mới?

- Giới tướng lĩnh Mỹ không thỏa mãn với các tính năng kỹ- chiến thuật của các tên lửa (có cánh)_đang có trong trang bị. Thực ra, Tomahawk - đấy là thiết kế của những năm 70 thế kỷ trước.

Tomahawk đã được sử dụng trong chiến dịch “Bão táp sa mạc”, (tại Iraq năm 1991), các tàu chiến Mỹ cũng đã dùng Tomahawk tấn công Nam Tư (1999). Kiểu tên lửa này cũng đã được sử dụng nhiều trong chiến dịch quân sự của Mỹ tại Iraq năm 2003.

Mặc dù vậy, cho đến tận thời điểm này, các chuyên gia vẫn chưa thực sự đánh giá sơ bộ mức độ hiệu quả của Tomahawk. Một ví dụ, ngay cả trong điều kiện Mỹ có ưu thế trang bị kỹ thuật vượt trội và đã tiến hành một đòn tấn công quy mô lớn, nhưng Quân đội Iraq vẫn bắn hạ được gần 30 tên lửa có cánh của Mỹ.

Còn tại Nam Tư, có tới hơn 700 quả tên lửa có cánh, kể cả các tên lửa phóng từ biển đã tấn công 200 mục tiêu trên lãnh thổ nước này, nhưng đã có tới hơn 40 quả Tomahawk bị các phương tiện phòng không Nam Tư đánh chặn thành công.

Gần đây nhất, các tàu khu trục Hải quân Mỹ là “Porter” và “ Ross” cũng đã dùng Tomahawk tấn công căn cứ quân sự Shajrat của Syria. Theo các số liệu mà chúng tôi có được, đã có 59 quả tên lửa có cánh Tomahawk được phóng vào sân bay, nhưng đường băng cất hạ cánh hầu như không bị hư hại.

Tên lửa mới (nói trên) của Mỹ sẽ có nhiệm vụ khắc phục những nhược điểm này (của Tomahawk).

"SP": — Chúng ta (Nga) có ưu thế trước người Mỹ trong lĩnh vực tên lửa có cánh tầm xa không?

- Tôi nghĩ rằng, có. Sự ra mắt của các tổ hợp “Kalibr-NK” trong các đợt tấn công những mục tiêu của IS tại Syria là một dẫn chứng thuyết phục. Hiệu quả tác chiến của các tên lửa có cánh Nga gấp đôi so với các tên lửa có cánh Mỹ, trong khi đó giá thành lại rẻ hơn.

Với tên lửa có cánh Mỹ, xác xuất bắn trúng mục tiêu dao động, theo chính người Mỹ công bố, trong khoảng từ 0,8-0,9. Còn tên lửa “Kalibr”, hệ số trên là 0,9-1. Trong khi đó, độ chính xác của tên lửa Mỹ còn dao động tùy thuộc vào cự ly từ điểm phóng đến mục tiêu – tức từ 600 km đến 1.200km.

Còn các tên lửa của tổ hợp Kalibr đảm bảo xác xuất rơi trúng mục tiêu ổn định (độ chính xác ổn đinh) không phụ thuộc vào cự ly từ địa điểm phóng đến mục tiêu. Để làm rõ hơn, tôi xin nhắc lại là để đến được các mục tiêu của phiến quân tại Syria, các tên lửa của Phân hạm đội Caspien đã phải vượt một cự ly 1.500 km qua lãnh thổ của một số nước.

Nhưng lại có một vấn đề khác, chúng ta chỉ có ưu thế về mặt kỹ thuật, chứ không có ưu thế về số lượng. Cần phải hiểu rằng, Mỹ có hàng nghìn tên lửa có cánh, còn chúng ta (Nga) chỉ có hàng trăm. Chính vì thế mà khi cần sử dụng loại vũ khí này, người Mỹ sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều.

"SP":- Nếu Không quân Mỹ tiếp nhận như theo kế hoạch, tức 1.000 tên lửa có cánh mới, mối đe dọa từ các tên lửa đó đối với chúng ta nghiêm trọng đến mức nào?

- Đấy thực sự là một mối đe dọa nghiêm trọng. Người Mỹ có thể chuyển giao một phần kho vũ khí đó của mình cho các nước đồng minh trong NATO và triển khai các tên lửa mới này gần biên giới Nga. Tôi cho rằng, ngành ngoại giao Nga cần phải làm tất cả những gì có thể làm được để ngăn kịch bản này xảy ra.

Matxcova cần phải gây sức ép tâm lý lên Washington, và không để bỏ lỡ bất kỳ một cơ hội nào để chứng minh cho người Mỹ thấy rằng trong lĩnh vực vũ khí thì chúng ta (Nga) không phải là những thằng ngốc.

 Nói cho cùng thì người Mỹ cực kỳ sợ tổn thất, và như thế có nghĩa là trong cuộc đối đầu với Nga, Mỹ rất dễ bị tổn thương.

Lê Hùng & Nguyễn Hoàng - Baodatviet

Bài liên quan

Tin mới

iOS 18 trên iPhone có nhiều đổi mới
iOS 18 trên iPhone có nhiều đổi mới

Nhà báo Mark Gurman của Bloomberg cho biết, iOS 18 sẽ "đại tu" nhiều ứng dụng quan trọng. Dù điều này không cho chúng ta biết quá nhiều thông tin, nhưng nó cho thấy Apple đang tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm người dùng cho các ứng dụng quan trọng.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mang thông điệp đặc biệt gì đến Châu Âu
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mang thông điệp đặc biệt gì đến Châu Âu

Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ bắt đầu chuyến thăm 5 ngày tới Pháp, Serbia và Hungary vào ngày 5/5.

Xử phạt một doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc
Xử phạt một doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc

Ngày 1/5, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH một thành viên Thương Nhung, tổ dân phố Minh Phượng, thị trấn Nham Biền, huyện Yên Dũng.

Cẩn trọng trước ứng dụng chứa mã độc giả mạo website Bộ Thông tin và Truyền thông
Cẩn trọng trước ứng dụng chứa mã độc giả mạo website Bộ Thông tin và Truyền thông

Cảnh báo trang web tại địa chỉ ‘vietgcv [.] cc’ giả mạo website Bộ Thông tin và Truyền thông, nếu vô tình bấm vào trang web này người dùng có thể bị dụ cài ứng dụng có chứa mã độc. Ứng dụng này cho phép đối tượng lừa đảo chiếm quyền điều khiển điện thoại và đánh cắp thông tin, tài sản.

Đăng tải thông tin sai sự thật một người bị triệu tập
Đăng tải thông tin sai sự thật một người bị triệu tập

Tối 30/4, Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Lâm Đồng) cho biết, vừa phối hợp với các đơn vị triệu tập một số trường hợp thông tin sai sự thật “Đà Lạt có biến lớn, bạo động...” để làm rõ, xử lý theo quy định pháp luật.

Thời điểm của những cải cách tự thân, vì chính mình, vì sự phát triển của kinh tế đất nước
Thời điểm của những cải cách tự thân, vì chính mình, vì sự phát triển của kinh tế đất nước

Cách đây đúng 1 năm, vào tháng 4/2023, họ là 21 hội viên đầu tiên của Hội đồng Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, do VCCI thành lập, đã đứng trên sân khấu chia sẻ cam kết sẽ đoàn kết, nỗ lực hết sức mình vì sự phát triển vững mạnh của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, vì sự phát triển của kinh tế đất nước, vì Việt Nam thịnh vượng với mục tiêu vào năm 2045 trở thành quốc gia phát triển, văn minh, hạnh phúc mà ông Trần Bá Dương đại diện phát biểu.