Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vụ kiện Dự án Hòa Lân: Thương hiệu doanh nghiệp bị tổn thất vì vụ án kéo dài

Trước những thiệt hại nặng nề về thương hiệu doanh nghiệp trong vụ kiện Dự án Hòa Lân, ngày 30/9, ông Nguyễn Phú Đức, đại diện của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Kim Oanh Thành Phố Hồ Chí Minh đã có đơn đề nghị Thẩm phán Lê Thị Phơ, TAND quận 7, VKS Nhân dân quận 7, TP. Hồ Chí Minh giải quyết dứt điểm, đình chỉ vụ án.

Cơ quan điều tra cần vào cuộc để làm sáng tỏ ai đứng sau chữ ký giả mạo 

Theo văn bản 3469/CSKT-P10 ngày 14/9 của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an do Đại tá Nguyễn Văn Long ký, gửi TAND quận 7 trả lời kết quả phối hợp xác minh, nêu rõ: CQĐT nhận được Công văn 285/TAQ7 ngày 9/6/2020 của TAND quận 7 về việc đề nghị phối hợp xác minh, thu thập chứng cứ liên quan "Đơn đề nghị rút đơn khởi kiện tại TAND quận 7" ghi ngày 18/5/2020 của ông Sơn và việc chuyển nhượng vốn góp của các thành viên Thiên Phú.

Căn cứ kết luận giám định của Phân viện Khoa học hình sự TP.HCM thì "tại hồ sơ đăng ký kinh doanh của Công ty TNHH Thiên Phú do Sở KH&ĐT tỉnh Bình Dương cung cấp cho cơ quan cảnh sát điều tra, toàn bộ chữ ký, chữ viết tên "Bùi Thế Sơn" đều không phải do bị can Bùi Thế Sơn ký và viết".

Đồng thời, lời khai của ông Bùi Thế Sơn cũng khẳng định chữ ký trên các tài liệu chuyển nhượng vốn góp không phải của ông. Ông Bùi Thế Sơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền vào cuộc làm rõ hành vi giả mạo chữ ký của ông nếu có dấu hiệu "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Từ những chứng cứ trên có thể nhận định việc ông Sơn cho rằng chữ ký của mình bị làm giả được đề cập trong Đơn đề Nghị 15/9/2020 là chính xác. Việc này không ảnh hưởng đến tiến độ tiếp tục giải quyết vụ án và càng chứng minh bà Hường và bà Châu không phải là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.

Theo giấy chứng nhận ĐKDN của Công Ty Thiên Phú hiện tại đang ghi nhận ông Sơn là đại diện theo pháp luật. Căn cứ các cơ sở pháp lý trên, ông Sơn được pháp luật xác định và công nhận là người đại diện hợp pháp của Công Ty Thiên Phú, ý kiến của ông Sơn là ý kiến quyết định của Công Ty Thiên Phú. 

Theo GCNĐKDN và Điều lệ của Công Ty Thiên Phú, tỷ lệ góp vốn của ông Bùi Thế Sơn chiếm 99% vốn điều lệ, tương đương 89.100.000.000 đồng, còn ông Trương Thành Phú chiếm 1% vốn điều lệ, tương đương 900.000.000 đồng. Đối với tỷ lệ phần vốn góp trên, Ông Sơn thực sự là người quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động của Công Ty Thiên Phú, là người có toàn quyền quyết định các hoạt động liên quan đến Công Ty Thiên Phú.  Theo quy định của pháp luật, kể cả khi bị tạm giam, Ông Sơn vẫn còn tư cách đại diện theo pháp luật của Công Ty Thiên Phú, và có quyền làm Đơn đề nghị để rút các đơn khởi kiện của Công ty Thiên Phú. 

Theo quy định pháp luật, thông qua việc sở hữu 99% vốn điều lệ, ông Sơn hoàn toàn có quyền ủy quyền cho người khác để tổ chức cuộc họp Hội đồng thành viên, và từ đó miễn nhiệm vị trí đại diện theo pháp luật của ông Phú, tước mọi quyền quản lý và đại diện theo pháp luật của Công ty Thiên Phú từ ông Phú theo đúng quy định pháp luật và điều lệ công ty. 

Do đó, việc Tòa quận 7 đang giải quyết vụ án theo yêu cầu khởi kiện của Công ty Thiên Phú, nhưng chủ sở hữu đã nộp yêu cầu xin rút Đơn khởi kiện mà “tòa vẫn xử” là hoàn toàn không cần thiết. 

Theo đại diện Công ty Kim Oanh, quá trình giải quyết vụ án đến nay đã hơn 18 tháng, trải qua đến 10 phiên tòa xét xử nhưng Tòa quận 7 vẫn chưa có phán quyết cuối cùng. Việc kéo dài quá trình giải quyết vụ án gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp, cũng như gây thiệt hại rất lớn cho Công ty Kim Oanh. Việc Tòa quận 7 kéo dài thời gian giải quyết vụ án đã gây ra rất nhiều thiệt hại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chúng tôi. Đối với những thiệt hại vô cùng to lớn này, ai sẽ là người chịu trách nhiệm bồi thường cho chúng tôi?.

 Dự án Hòa Lân cần một hồi kết!Vụ án Dự án Hòa Lân cần một hồi kết!

Thương hiệu công ty bị ảnh hưởng do kéo dài vụ án? 

Theo đề nghị của Công Ty Kim Oanh, trải qua nhiều phiên xét xử, vụ kiện liên quan đến Dự án Hòa Lân đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, thời gian hoãn tòa đã kéo dài quá lâu.

Mới đây, ngày 18/9/2020, Tòa Quận 7 ban hành Công văn số 744/TAQ7 gửi Sở TNMT và Sở Xây Dựng Tỉnh Bình Dương, đề nghị 2 Sở này sớm có văn bản trả lời Tòa quận 7 các vấn đề sau: 

Thứ nhất, Công ty Thiên Phú được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương công nhận chủ đầu tư dự án Khu dân cư Hòa Lân từ những thời điểm nào, cơ sở nào để xác định Công ty Thiên Phú là chủ đầu tư dự án Khu dân cư Hòa Lân.”? 

Về vấn đề này, Công ty Kim Oanh cho biết, theo hồ sơ vụ án, tại Mục 1, Công Văn 1950, do Chủ tịch UBND Tỉnh Bình Dương ban hành ngày 30/5/2002 nêu rõ: “chấp thuận chủ trương quy hoạch và giao Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất – Thương mại Thiên Phú làm chủ đầu tư xây dựng Khu dân cư Hòa Lân.  Do đó, dựa vào tài liệu có trong hồ sơ vụ án, Công Ty Thiên Phú đã được công nhận chủ đầu tư Dự án Hòa Lân từ ngày 30/5/2002 và Công văn 1950 này đã trả lời được yêu cầu của Tòa quận 7. 

Tại phiên tòa cũng như trong các văn bản trình bày, các bên đều xác nhận và không bên nào có ý kiến phản đối việc Công Ty Thiên Phú là chủ đầu tư Dự Án Hòa Lân.  Do đó, việc gửi văn bản yêu cầu UBND Tỉnh Bình Dương xác nhận cơ sở để xác định Công ty Thiên Phú là chủ đầu tư Dự Án Hòa Lân là hoàn toàn không cần thiết, không liên quan đến nội dung vụ án và cũng không giải quyết được vụ án.  Việc đưa ra yêu cầu này chỉ làm kéo dài thêm thời gian giải quyết và gây thêm thiệt hại cho Công ty Kim Oanh. 

Thứ 2, đối với yêu cầu của TAND quận 7 tại Công văn số 744/TAQ7 về nội dung: “Trước khi chuyển nhượng bằng hình thức bán đấu giá dự án Khu dân cư Hòa Lân, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Cục thuế và Sở quản lý chuyên ngành, có tổ chức thẩm định và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ký ban hành quyết định cho phép chuyển nhượng, hoặc trường hợp không đủ điều kiện cho phép chuyển nhượng thì Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, hoặc cơ quan chuyên môn được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ủy quyền phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư chyển nhượng biết rõ lý do không.”?. 

Theo nội dung trình bày của Công ty Kim Oanh, Công ty Nam Sài Gòn và Agribank tại phiên tòa cũng như tại các văn bản đã cung cấp. Cụ thể Biên bản thỏa thuận về việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ của Công ty Thiên Phú ngày 17/4/2015, theo đó, Công ty Thiên Phú và Agribank đã thống nhất: Công ty Thiên Phú bàn giao quyền sử dụng đất tại Dự Án Hòa Lân cho Agribank toàn quyền xử lý, phát mãi tài sản thông qua tổ chức bán đấu giá theo quy định của pháp luật; Hợp đồng bán đấu giá tài sản số 10/2015/ĐGNSG ngày 17/6/2015 giữa Agribank và Công ty Nam Sài Gòn, tại Điều 1 xác định bán đấu giá quyền sử dụng đất tại Dự Án Hòa Lân, không phải là bán đấu giá Dự Án Hòa Lân; cũng như tại Biên bản bán đấu giá tài sản ngày 25/5/2017; Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá số 01-10/2017/HĐMBTSBĐG ngày 01/7/2017… đều thể hiện rất rõ. 

Dựa trên các tài liệu đề cập ở trên đều có nội dung xác định tài sản bán đấu giá trong vụ án này là quyền sử dụng đất thuộc Dự Án Hòa Lân chứ không phải là Dự Án Hòa Lân. Do đó, các quy định về đầu tư mà Tòa Quận 7 viện dẫn tại Công Văn 627 sẽ không áp dụng để điều chỉnh việc mua tài sản bán đấu giá này. Pháp luật không có quy định yêu cầu Công ty Kim Oanh phải có được chấp thuận hoặc xin ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển đổi chủ đầu tư dự án trước khi mua tài sản bán đấu giá là quyền sử dụng đất. 

Thứ 3, xét đề nghị của TAND quận 7 về việc: “UBND tỉnh Bình Dương có nhận được hồ sơ đề nghị chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án Khu dân cư Hòa Lân của các bên liên quan trước khi tổ chức bán đấu giá, và trước khi ký hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá không”?.  

Công ty Kim Oanh khẳng định,  tài sản bán đấu giá là quyền sử dụng đất, không phải là dự án.  Do đó, các bên liên quan không có nghĩa vụ hay không bắt buộc phải nộp hồ sơ đề nghị chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần Dự Án Hòa Lân và cũng không có quy định nào buộc Công ty Kim Oanh, là bên trúng đấu giá hay bất kỳ bên có liên quan nào phải nộp hồ sơ này.  Việc các bên tham gia bán đấu giá quyền sử dụng đất không liên quan đến việc chuyển nhượng dự án mà Tòa Quận 7 đang nhận định. 

Mặt khác, theo Kết luận thanh tra số 62/KL-TTR ngày 24/12/2018 và Báo cáo số 91/BC-BTP ngày 29/3/2019 của Bộ Tư Pháp không hề kết luận việc bán đấu giá tài sản có vi phạm, thiếu sót nào liên quan đến việc nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không có bất kỳ ý kiến về việc phải xin chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi tổ chức bán đấu giá hay trước khi ký hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá. 

Thứ 4, trong văn bản, TAND quận 7 đề nghị UBND tỉnh Bình Dương cho ý kiến về việc bán đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng đất 246.853,1m2 không thu tiền sử dụng đất cấp giấy chứng nhận cho Công ty Thiên Phú. Nếu trường hợp Tòa án nhân dân Quận 7 giữ nguyên kết quả bán đấu giá, đồng thời hủy bỏ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 01/2019/QĐ-BPKKTT ngày 15/3/2019, thì UBND tỉnh Bình Dương có đồng ý giao phần đất đó cho Công ty Kim Oanh quản lý, sử dụng không?.”

Theo đai diện Kim oanh, tại Điều 1, Hợp Đồng 01 và Biên Bản Bán Đấu Giá 25/5/2017, tại phần lưu ý có đề cập: “Đối với phần diện tích đất được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất thì không tiến hành bán đấu giá mà chỉ bàn giao cho người trúng đấu giá quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật.”. Như vậy, hoàn toàn có cơ sở để khẳng định việc bán đấu giá quyền sử dụng đất thuộc Dự Án Hòa Lân không bao gồm 246.853,1mdiện tích đất được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.   

Việc Tỉnh Bình Dương có đồng ý giao phần đất không thu tiền sử dụng đất 246.853,1m2 cho Công ty Kim Oanh quản lý, sử dụng không cũng không liên quan đến việc giải quyết vụ án này, vì việc này chỉ được giải quyết, thực hiện sau khi vụ án đã được giải quyết dứt điểm, và sẽ do UBND Tỉnh Bình Dương quyết định, do đó Tòa Quận 7 ban hành văn bản hỏi Sở TNMT và Sở Xây Dựng vấn đề này là hoàn toàn không phù hợp, sai đối tượng. Vì vậy, các yêu cầu của Tòa quận 7 đang đề nghị Sở TNMT và Sở Xây Dựng Tỉnh Bình Dương trả lời Công Văn 744 là hoàn toàn không cần thiết, không hợp lý, không giải quyết được vụ án, mà còn làm kéo dài thời gian giải quyết, gây thiệt hại nghiêm trọng cho Công ty Kim Oanh.  

Thứ 5, đối với yêu cầu: “Chứng thư thẩm định giá số 246/CT-THM ngày 19/04/2016 có phù hợp với quy định của pháp luật về thẩm định giá và các quy định, bảng giá được UBND tỉnh Bình Dương ban hành để áp dụng tại thời điểm thẩm định giá không.” 

Với yêu cầu này, Công ty Kim Oanh cho rằng UBND tỉnh Bình Dương không phải là cơ quan xem xét tính hợp pháp của việc thẩm định giá, cụ thể tại Điều 21, Luật Tổ Chức Chính Quyền Địa Phương 2015, do vậy Tòa quận 7 hỏi UBND Tỉnh Bình Dương về vấn đề thẩm định giá là không phù hợp. 

Đáng lưu ý, tại các kết Luận Thanh Tra của Thanh Tra Bộ Tư Pháp đều không nêu việc thẩm định giá có sai phạm gì. Tại các phiên tòa xét xử trước đây đã nêu, Điểm e, Khoản 2, Điều 23, Nghị Định 17/2010/NĐ-CP về đấu giá tài sản cho phép Công ty Thiên Phú và Agribank tự xác định giá khởi điểm, không bắt buộc phải thẩm định giá để xác định giá khởi điểm: 

“Từ các phân tích trên, chúng tôi cho rằng các yêu cầu của Tòa Quận 7 đối với Sở TNMT và Sở Xây Dựng Tỉnh Bình Dương là hoàn toàn không đúng chủ thể và mang tính chủ quan không cần thiết, không hợp lý, khiến các đơn vị này hiểu sai lệch về bản chất vấn đề, và từ đó có thể đưa ra các ý kiến phản hồi cho Tòa quận 7 mang tính bất lợi, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chúng tôi” – Đại diện Kim Oanh cho biết. 

PV

Bài liên quan

Tin mới

Công nghệ tưới nước tiết kiệm giúp nông dân Sơn La ứng phó với khô hạn
Công nghệ tưới nước tiết kiệm giúp nông dân Sơn La ứng phó với khô hạn

Việc ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm, không chỉ giúp bà con trên địa bàn tỉnh Sơn La chủ động được nguồn nước tưới, khắc phục được tình trạng bỏ hoang đất trong mùa nắng hạn, mà còn duy trì sản xuất trước tác động của biến đổi khí hậu...

Mở rộng không gian xanh cho Hà Nội: Nâng cao chất lượng sống của người dân
Mở rộng không gian xanh cho Hà Nội: Nâng cao chất lượng sống của người dân

Trong cơn lốc đô thị hóa, san sát những tòa nhà cao tầng, đâu đó dở dang những khối bê tông với ồn ã khói bụi công trường, người ta thường vọng về một Hà Nội xưa giản dị, trầm mặc cùng những hàng cây cổ thụ trên con phố quen...

Hải Dương: Sắp tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà
Hải Dương: Sắp tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản Hải Dương sẽ được tổ chức vào 9/5 nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu...

Nhật ký chiến trường Điện Biên Phủ trong tranh của cố họa sĩ Lê Huy Toàn
Nhật ký chiến trường Điện Biên Phủ trong tranh của cố họa sĩ Lê Huy Toàn

NDO - 70 bức tranh của cố họa sĩ Lê Huy Toàn trong một triển lãm đặc biệt nhân kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ mang tên “Ký ức Điện Biên” không chỉ là những trang nhật ký về những ngày tháng cam go ác liệt tại chiến trường Điện Biên Phủ, những hình ảnh đẹp về vùng đất và con người Tây Bắc, nơi họa sĩ đã gắn bó, mà còn cho thấy cảm xúc, những tình cảm từ trái tim của một người lính cầm cọ giữa cuộc chiến đầy khốc liệt.

Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ
Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đến nay, trong số 29 dự án giao thông quan trọng, liên kết vùng Đông Nam Bộ, đã có 4 dự án khởi công, 5 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư và 20 dự án đang được nghiên cứu, trong đó có tuyến Vành đai 4 TPHCM dài khoảng 206 km và dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Hà Nội triển khai cắt tỉa cây xanh đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão
Hà Nội triển khai cắt tỉa cây xanh đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão

Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cây xanh bị gãy, đổ trong mùa mưa bão năm 2024, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội sẽ cắt, tỉa khoảng 90.000 - 100.000 cây xanh. Ngoài ra, công ty cũng tăng cường kiểm tra, khảo sát để sớm phát hiện những cây xanh nguy hiểm, đưa vào kế hoạch chặt hạ trước mùa mưa bão.