Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vụ Vạn Thịnh Phát: Chủ tịch Trương Mỹ Lan “thao túng” thị trường tài chính ra sao?

Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ban hành Kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và một số đơn vị khác.

Trong kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các đơn vị liên quan, tổng cộng có 86 bị can bị đề nghị truy tố theo các tội danh: “Tham ô tài sản”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Cựu cục trưởng nhận hối lộ để che giấu sự yếu kém của SCB

Trong đó, bị can Trương Thị Mỹ Lan bị đề nghị truy tố về 3 tội danh là “Tham ô tài sản”, “Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng” và “Đưa hối lộ”. 16 người bị đề nghị truy tố tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, trong đó có bị can Nguyễn Văn Hưng (nguyên Phó Chánh thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, NHNN) cùng nhiều cựu cán bộ thanh tra khác.

Có 4 người bị đề nghị truy tố hai tội danh “Tham ô tài sản” và “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng” gồm: Đinh Văn Thành, Bùi Anh Dũng (cùng là cựu Chủ tịch SCB), Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng Giám đốc SCB) và Tạ Chiêu Trung (cựu TGĐ công ty Tài chính Việt Vĩnh Phú, nguyên thành viên HĐQT SCB).

7 bị can bị đề nghị truy tố tội “Tham ô tài sản”, trong đó có bị can Trương Huệ Lan (cháu bị can Trương Mỹ Lan) cựu TGĐ Tập đoàn Winsdor.

Bị can Trương Mỹ Lan (trái) và Trương Huệ Vân. Ảnh: Bộ Công an.
Bị can Trương Mỹ Lan (trái) và Trương Huệ Vân. Ảnh: Bộ Công an.

Theo cáo buộc, để che giấu thực trạng tài chính đặc biệt yếu kém và các sai phạm của Ngân hàng SCB được phát hiện qua thanh tra và để SCB không bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, bị can Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) đã gặp và bàn bạc, trao đổi với Đỗ Thị Nhàn (SN 1966, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II thuộc Ngân hàng Nhà nước).

Bà Lan đồng thời chỉ đạo Võ Tấn Hoàng Văn (Tổng giám đốc SCB) tiếp xúc, đặt vấn đề, trực tiếp đưa tiền cho Đỗ Thị Nhàn và đưa tiền, quà bồi dưỡng các thành viên trong đoàn thanh tra. Trong đó, Lan trực tiếp gặp, thỏa thuận và nhờ Đỗ Thị Nhàn giúp đỡ, sau đó chỉ đạo Võ Tấn Hoàng Văn đưa 5,2 triệu USD cho Đỗ Thị Nhàn. "Trên cơ sở đó, Đỗ Thị Nhàn đã cố tình che giấu, bưng bít, báo cáo không trung thực, không đầy đủ các sai phạm của SCB theo hướng giảm nhẹ, có lợi cho Ngân hàng SCB và tiếp tục kiến nghị đề xuất tạo điều kiện cho Ngân hàng SCB được thực hiện tái cơ cấu", kết luận điều tra nêu.

Quá trình điều tra, bị can Trương Mỹ Lan thừa nhận có việc gặp gỡ riêng Đỗ Thị Nhàn, nhưng phủ nhận chỉ đạo Võ Tấn Hoàng Văn đưa tiền cho bà Nhàn. Tuy nhiên, căn cứ lời khai của các bị can, những người có liên quan và tài liệu, chứng cứ, dữ liệu điện tử thu thập được, cơ quan điều tra có đủ cơ sở xác định Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo Văn đưa 5,2 triệu USD cho Đỗ Thị Nhàn.

Đối với bà Nhàn, cơ quan điều tra xác định, bị can này với tư cách là trưởng đoàn thanh tra, đã nhận 5,2 triệu USD (tương đương hơn 118,1 tỷ đồng), bao che, bưng bít cho các sai phạm của Trương Mỹ Lan và Ngân hàng SCB.

Quá trình nhận hối lộ, bà Nhàn đã báo cáo các cấp không trung thực, không đầy đủ, sai lệch kết quả thanh tra theo hướng giảm nhẹ sai phạm để tạo điều kiện giúp cho Ngân hàng SCB tiếp tục được tái cơ cấu.

Điều này dẫn đến Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ không có đủ thông tin, tài liệu để chỉ đạo xử lý các sai phạm của Ngân hàng SCB, ngăn chặn hành vi phạm tội của Trương Mỹ Lan và đồng phạm xảy ra tại nhà băng.

"Các hành vi làm trái công vụ của Đỗ Thị Nhàn quy định của pháp luật thanh tra là phương thức, thủ đoạn để Nhàn giúp đỡ Lan, tạo điều kiện cho Ngân hàng SCB và thực hiện thành công hành vi nhận hối lộ", kết luận của cơ quan điều tra cho thấy.

Ngoài Đỗ Thị Nhàn, cơ quan điều tra còn cáo buộc bị can Nguyễn Văn Hưng (phó chánh thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng) đã nhiều lần nhận tổng cộng 390.000 USD từ SCB. Bị can đã chủ động khai báo, cùng gia đình nộp ngay lại toàn bộ số tiền này.

Còn Nguyễn Thị Phụng, phó trưởng đoàn thanh tra cũng chủ động khai báo việc nhận 20.000 USD và 210 triệu đồng cùng quà, lợi ích vật chất từ Ngân hàng SCB (đồng hồ, túi xách, khăn). Hiện bị can đã cùng gia đình nộp ngay lại toàn bộ số tiền, quà... để khắc phục.

Hợp thức hồ sơ để che giấu hoạt động phạm tội như thế nào?

Kết luận điều tra chỉ rõ, hành vi phạm tội của Trương Mỹ Lan và đồng phạm là nguyên nhân căn bản, cốt yếu dẫn đến Ngân hàng SCB đã hoàn toàn mất thanh khoản, dư nợ tín dụng rất lớn không có khả năng thu hồi, vốn chủ sở hữu âm 443.769 tỉ đồng.

Ngoài hành vi phạm tội của Trương Mỹ Lan và đồng phạm trong việc thao túng, chi phối hoạt động để chiếm đoạt tiền của Ngân hàng SCB; hành vi mua chuộc, đối phó, che giấu các cơ quan quản lý Nhà nước; hành vi nhận hối lộ, làm trái công vụ của các cán bộ cơ quan quản lý Nhà nước đã tiếp tay cho Trương Mỹ Lan và đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội.

Ngân hàng SCB đã bị Chủ tịch Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan chi phối cho mục đích riêng.
Ngân hàng SCB đã bị Chủ tịch Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan chi phối cho mục đích riêng.

Trên cơ sở kết quả điều tra về số tiền 483.971 tỉ đồng trên 1.284 khoản vay được giải ngân cho 875 khách hàng thuộc nhóm Vạn Thịnh Phát còn dư nợ tại Ngân hàng SCB, CQĐT kết luận, Trương Mỹ Lan đã thông qua các cá nhân thân tín, giữ vai trò chủ chốt tại Ngân hàng SCB cùng với các cán bộ chủ chốt tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát triển khai hoạt động rút tiền của Ngân hàng SCB dưới hình thức giải ngân cho các hồ sơ vay được hợp thức (vay khống). Thậm chí, có nhiều khoản vay rút tiền trước hoàn thiện hồ sơ sau.

Mỗi khoản cần rút ra, trong các giai đoạn đều có cách làm khác nhau và được giao cho từng nhóm của Vạn Thịnh Phát để dựng công ty “ma”, “vẽ” ra phương án đầu tư tại các dự án, giao cho các bộ phận tính toán tài sản đảm bảo cho phù hợp...

Đặc biệt trong quá trình giải ngân số tiền 483.917 tỷ đồng, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an kết luận bị can Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã tham ô tài sản. Hầu hết số tiền này đều tập trung giải ngân ở 3 đơn vị thuộc hội sở ngân hàng và 3 Chi nhánh lớn (SCB Chi nhánh Sài Gòn; SCB Chi nhánh Cống Quỳnh; SCB Chi nhánh Bến Thành) là các đơn vị, chi nhánh tuân thủ mệnh lệnh của Trương Mỹ Lan và đồng phạm.

Các bộ phận liên quan ở ngân hàng chỉ ký hợp thức hồ sơ không cần họp và để đối phó thanh tra, kiểm tra, che giấu hoạt động phạm tội của mình.

Các thủ đoạn Lan sử dụng gồm giải ngân trước, thực hiện hợp thức sau; tạo lập và sử dụng khách hàng vay vốn khống, thuê nhờ người đứng tên tài sản bảo đảm; sử dụng công ty thẩm định giá để nâng khống giá trị tài sản bảo đảm; dùng tài sản bảo đảm không đủ giá trị pháp lý, hoán đổi tài sản, để bán rút ruột ngân hàng…

Biến ngân hàng thành công cụ tài chính

Theo kết quả điều tra, Ngân hàng SCB hình thành trên cơ sở hợp nhất 3 đơn vị gồm: Ngân hàng Sài Gòn (cũ), Ngân hàng Tín Nghĩa và Ngân hàng Đệ Nhất. SCB có tổ chức bộ máy như Đại hội đồng cổ đông; HĐQT; Ban Kiểm soát…

Bị can Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát không trực tiếp giữ chức vụ tại SCB nhưng do nắm giữ số lượng cổ phần của SCB rất lớn, trên 90% nên đã bố trí người thân tín của mình giữ các chức vụ chủ chốt. Thông qua đó, Trương Mỹ Lan đã nắm quyền điều hành, chi phối, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Ngân hàng này, biến Ngân hàng SCB trở thành công cụ tài chính để Lan tổ chức huy động tiền gửi.

Bị can Lan chỉ đạo các đối tượng là lãnh đạo chủ chốt tại Ngân hàng SCB và tại các công ty thuộc hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát sử dụng hàng nghìn cá nhân, pháp nhân để lập hàng nghìn bộ hồ sơ “khống” đứng tên vay vốn Ngân hàng SCB.

Số tiền này, Trương Mỹ Lan sử dụng trái mục đích, chiếm đoạt tiền sử dụng cá nhân; đối phó, che giấu hành vi phạm tội của mình và đồng phạm.

Minh An(T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Loạt doanh nghiệp báo lãi nhờ đầu tư cổ phiếu
Loạt doanh nghiệp báo lãi nhờ đầu tư cổ phiếu

Trong khi hoạt động kinh doanh cốt lõi còn gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp "tay ngang" mang tiền đi đầu tư cổ phiếu và có được kết quả tích cực...

Điện Biên nỗ lực đưa điện về bản
Điện Biên nỗ lực đưa điện về bản

Chương trình "Bừng sáng Điện Biên" với mục tiêu khai thác tối đa tiềm năng phát triển nguồn điện trên địa bàn đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời phát triển lưới điện nông thôn đưa điện lưới quốc gia đến 100% số thôn bản với ít nhất 98% số hộ dân được sử dụng điện.

Vì sao hoá đơn tiền điện tháng Tư tăng cao?
Vì sao hoá đơn tiền điện tháng Tư tăng cao?

Trong tháng 4/2024, sản lượng tiêu thụ của toàn TP. HCM đạt hơn 2,75 tỷ kWh so với tháng 3/2024 là 2,44 tỷ kWh, tăng 12,44%. Trong số 2,47 triệu khách hàng là hộ gia đình trên địa bàn Thành phố thì có đến 1,8 triệu khách hàng sử dụng điện từ bậc 4 trở lên.

Bầu Phó Bí thư Đảng ủy PVN, chỉ định 7 đồng chí tham gia BCH Đảng bộ Tập đoàn
Bầu Phó Bí thư Đảng ủy PVN, chỉ định 7 đồng chí tham gia BCH Đảng bộ Tập đoàn

Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương chỉ định 7 đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá
Chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao đẩy mạnh triển khai thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đặt ra tại các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị số 12/CT-TTg các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thông báo số 36/TB-VPCP của Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá.

Tiền Giang xử phạt 2 cơ sở có nhiều vi phạm trong kinh doanh phân bón
Tiền Giang xử phạt 2 cơ sở có nhiều vi phạm trong kinh doanh phân bón

Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 02 cơ sở có hành vi buôn bán phân bón giả, không đảm bảo chất lượng và không niêm yết giá; trị giá tang vật vi phạm gần 70 triệu đồng.