Trước tình hình trên, Bộ Công an đã tập trung chỉ đạo công an các địa phương và đơn vị thực hiện nhiều giải pháp trọng tâm:
Tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức các diễn đàn hội nghị, hội thảo tọa đàm, các nhà văn hóa nơi công cộng thông báo về các phương thức thủ đoạn hoạt động tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em. Hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa nhằm nâng cao ý thức tự bảo vệ, nhất là đối với các cháu gái trước tội phạm xâm hại tình dục trẻ em.
Phối hợp thực hiện có hiệu quả mô hình phòng ngừa, trợ giúp trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực đưa vào cộng đồng và các quy trình can thiệp trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.
Tăng cường công tác nghiệp vụ để kịp thời nắm bắt thông tin tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, đã tổ chức tổng kết công tác tiếp nhận xử lý tin báo tố giác tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý, tố giác, tin báo về tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong thời gian vừa qua cũng như thời gian sắp tới.
Đồng thời, xây dựng quy trình và tổ chức tập huấn cho lực lượng công an các cấp về kĩ năng tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác điều tra xử lý tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em, nhanh chóng điều tra xác định thủ phạm, lập hồ sơ xử lý nghiêm minh theo các quy định của pháp luật. Đã chỉ đạo đấu tranh điều tra làm rõ các vụ xâm hại tình dục trẻ em được dư luận đánh giá cao.
Tuy nhiên, trước tình hình diễn biến của các loại tội phạm này rất phức tạp, chứng cứ chứng minh tội phạm ít nên rất khó khăn trong công tác đấu tranh kết luận xử lý đối tượng tội phạm, Bộ Công an đã đề xuất với Ủy ban Tư pháp, các cơ quan của Viện Kiểm sát Nhân dân, Tòa án Nhân dân xây dựng cơ chế đặc biệt để điều tra, có kết luận đối với các loại hành vi, tội phạm này.
PV