Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xây dựng Hoà Bình lên tiếng việc bị HOSE xem xét huỷ niêm yết bắt buộc

Tập đoàn Hòa Bình khẳng định không đồng ý với các căn cứ HOSE áp dụng để xem xét hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu HBC.

Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Tập đoàn Hòa Bình - HBC) mới đây đã có thông cáo báo chí gửi đến các cơ quan truyền thông, lên tiếng về việc bị Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) huỷ niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu HBC.

Theo đó, Tập đoàn này cho biết, ngày 30/7/2024, doanh nghiệp đã gửi công văn phúc đáp sự việc trên với HOSE. Tập đoàn Hòa Bình khẳng định không đồng ý với các căn cứ HOSE áp dụng để xem xét hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu HBC.

Bởi lẽ, điểm e khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ không quy định chi tiết về việc xem xét điều kiện lỗ lũy kế trên báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất hay trên báo cáo tài chính kiểm toán riêng. Hiện nay, chưa có bất kỳ văn bản pháp luật của cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn áp dụng hay giải thích pháp luật đối với trường hợp này.

Đối với trường hợp của Tập đoàn Hòa Bình, vốn điều lệ của Công ty là 2.741.332.700.000 đồng, trong khi lợi nhuận sau thuế tại Báo cáo tài chính kiểm toán riêng năm 2023 là âm 2.401.442.965.897 đồng và tại Báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2023 là âm 3.240.326.644.959 đồng.

Như vậy, tổng số lỗ luỹ kế của HBC trên báo cáo tài chính kiểm toán riêng chưa vượt quá số vốn điều lệ của Công ty nên không thuộc trường hợp hủy bỏ niêm yết theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP.

Tập đoàn Hòa Bình khẳng định không đồng ý với các căn cứ HOSE áp dụng để xem xét hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu HBC.
Tập đoàn Hòa Bình khẳng định không đồng ý với các căn cứ HOSE áp dụng để xem xét hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu HBC.

Thứ hai, doanh nghiệp này cho rằng, việc HOSE căn cứ vào tiền lệ trước đây (lịch sử áp dụng) để xem xét hủy niêm yết cổ phiếu HBC là không phù hợp với pháp luật hiện hành.

Cụ thể, Quy chế Niêm yết chứng khoán tại HOSE ban hành kèm theo Quyết định số 85/QĐ-SGDHCM ngày 19/3/2018 có hướng dẫn về việc căn cứ vào báo cáo tài chính hợp nhất để xem xét điều kiện lỗ lũy kế đối với tổ chức niêm yết có công ty con, nên các trường hợp tương tự Tập đoàn Hòa Bình trong lịch sử bị hủy niêm yết là phù hợp.

Tuy nhiên, ngày 31/3/2022, Hội đồng thành viên Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam đã ban hành Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết kèm theo Quyết định số 17/QĐ-HĐTV để thay thế Quy chế Niêm yết chứng khoán tại HOSE. Theo đó, quy chế mới đã bỏ quy định nêu trên của quy chế cũ. Do đó, ở thời điểm hiện tại, việc HOSE căn cứ vào tiền lệ trước đây (lịch sử áp dụng), nguyên tắc tương tự hay bất kỳ căn cứ nào khác không phải là quy định pháp luật hiện hành thì đều là không phù hợp quy định pháp luật.

“Ban lãnh đạo Công ty ý thức được các hệ lụy vô cùng nghiêm trọng của việc hủy bỏ niêm yết đối với cổ phiếu của Công ty. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 39.000 cổ đông và hàng nghìn người lao động đang phụ thuộc kinh tế vào Công ty, đồng thời ảnh hưởng đến hơn 1.400 nhà cung cấp, nhà thầu phụ với hàng trăm nghìn người lao động của các doanh nghiệp này”, Tập đoàn Hòa Bình nhấn mạnh.

Do đó, Tập đoàn Hòa Bình đề nghị, HOSE xem xét, cân nhắc trước khi đưa ra quyết định liên quan đến việc hủy bỏ niêm yết đối với cổ phiếu của Công ty. Điều này, nhằm tạo điều kiện cho Hòa Bình có điều kiện duy trì đảm bảo hoạt động liên tục nhằm làm tròn nghĩa vụ và trách nhiệm với cổ đông cùng các bên liên quan.

Trước đó, ngày 26/7/2024, HOSE đã có thông báo về việc huỷ niêm yết bắt buộc với cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã HBC) sau khi nhận được báo cáo tài chính kiểm toán riêng lẻ và hợp nhất năm 2023 của công ty.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến 31/12/2023 của Xây dựng Hòa Bình âm 3.240 tỷ đồng, vượt quá vốn điều lệ thực góp của công ty là 2.741 tỷ đồng, thuộc trường hợp bị huỷ niêm yết bắt buộc theo quy định.

Căn cứ vào điểm e khoảng 1 Điều 120 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020: "1. Cổ phiếu của công ty đại chúng bị huỷ bỏ niêm yết khi xảy ra một trong các trường hợp sau: e) Kết quả sản xuất kinh doanh bị thua lỗ trong 03 năm liên tục hoặc tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp hoặc vốn chủ sở hữu âm trong BCTC kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét".

Căn cứ vào Công văn số 4615/UBCK-PTTT ngày 24/7/2024 của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) về việc xem xét huỷ niêm yết bắt buộc cổ phiếu. HoSE thông báo về việc cổ phiếu HBC rơi vào trường hợp huỷ niêm yết bắt buộc và sẽ thực hiện huỷ niêm yết đối với cổ phiếu này theo quy định.

Trên thị trường, cổ phiếu HBC đang ở gần vùng đáy dài hạn với thị giá 7.250 đồng, giảm 8% so với đầu năm. Vốn hóa thị trường tương ứng khoảng 2.500 tỷ đồng, chỉ tương đương 1/5 so với thời đỉnh cao hồi tháng 10/2017.

Kết quả kinh doanh quý 2/2024, Xây dựng Hòa Bình ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 2.160 tỷ đồng, giảm nhẹ 5% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí giá vốn tăng 10% lên hơn 2.060 tỷ đồng khiến lãi gộp của doanh nghiệp giảm mạnh 74% so với thực hiện quý 2 năm ngoái còn gần 100 tỷ đồng.

Nhờ khoản hoàn nhập dự phòng hơn 220 tỷ đồng và khoản lợi nhuận khác tăng đột biến 515 tỷ đồng, công ty báo lãi sau thuế đạt 684 tỷ đồng, khả quan hơn nhiều so với khoản lỗ 268 tỷ cùng kỳ 2023. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt hơn 682 tỷ đồng, cao lãi kỷ lục kể từ khi đi vào hoạt động.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, Xây dựng Hòa Bình ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.811 tỷ đồng, giảm 10% cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận sau thuế tăng vọt lên 741 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ tới 713 tỷ đồng. Với kết quả đạt được, công ty đã vượt 71% mục tiêu lợi nhuận đề ra cho cả năm 2024.

An Nguyên (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ
Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 11/9/2024 về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn

Chiều 11/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đoàn công tác đã kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ lụt do hoàn lưu của bão số 3 gây ra tại tỉnh Lạng Sơn.

Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai
Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, mưa to kéo dài kết hợp lũ trên thượng nguồn đổ về gây lũ lớn, chia cắt cục bộ nhiều cụm dân cư trên địa bàn huyện Bắc Hà, làm hư hại 1.405 nhà, 208 chuồng trại, 646 ha lúa và hoa màu cùng nhiều công trình giao thông, trường học, y tế…, ước thiệt hại hơn 35 tỷ đồng...

Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi
Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi

Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), sẽ cung cấp 1 triệu USD viện trợ nhân đạo khẩn cấp để hỗ trợ Việt Nam khắc phục những thiệt hại thảm khốc do bão Yagi gây ra.

Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam
Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam

Nhằm hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh, nhất là các bệnh lây truyền qua nguồn nước, hoặc từ động vật, sau bão số 3, Sở Y tế Thái Nguyên đã có công văn đề nghị hỗ trợ từ nhiều đơn vị, tổ chức...

Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

“Chấp hành chỉ đạo của lãnh đạo Quân khu 3 và Bộ CHQS tỉnh Nam Định, thời điểm trước, trong và sau khi cơn bão số 3 đổ bộ, đơn vị đã quán triệt duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực chiến, trực ban, trực cứu hộ, cứu nạn 24/24” – đó là chia sẻ của Trung tá Trần Đình Thắng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Ý Yên về công tác hỗ trợ chính quyền địa phương và nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ.