Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xây dựng và phát triển nâng tầm thương hiệu sâm Việt Nam

Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030 và định hướng 2045 đề ra mục tiêu chung là xây dựng và phát triển sâm Việt Nam thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, mang thương hiệu sản phẩm quốc gia...

Nhằm nâng cao giá trị cho cây sâm Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo về việc xây dựng “Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030 và định hướng 2045”.

Ảnh minh họa, nguồn internet
Ảnh minh họa, nguồn internet.

Theo dự thảo Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 do Tổng cục Lâm nghiệp soạn thảo, đề ra mục tiêu chung là xây dựng và phát triển sâm Việt Nam thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, mang thương hiệu sản phẩm quốc gia, gắn với sử dụng bền vững tài nguyên rừng trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Đến năm 2030, có thể bảo tồn diện tích có phân bố sâm tự nhiên trong rừng tự nhiên với diện tích khoảng 200.000 ha tại 7 tỉnh. Cùng với đó, hình thành vùng nguyên liệu trồng sâm tập trung tại các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai và tỉnh Lai Châu với diện tích 27.000 ha.

Trong đó, diện tích sâm Ngọc Linh tại Quảng Nam, Kon Tum và Gia Lai là 25.900 ha, sâm Lai Châu là 800 ha. Về giống, cung cấp được tối thiểu 80% giống cây sâm Việt có chất lượng đạt chuẩn, trong đó có ít nhất 50% cây giống được nhân từ mô nhằm tạo ra đột phá mới về năng suất, chất lượng.

Chương trình được thiết kế 6 dự án thành phần, gồm: Điều tra, đánh giá, phân vùng bảo tồn sâm gắn với bảo vệ, phát triển rừng; phát triển vùng nguyên liệu gây trồng, phát triển sâm tập trung; nghiên cứu, phát triển, chọn giống; thúc đẩy chế biến, kinh doanh các sản phẩm sâm Việt Nam bền vững và toàn diện theo chuỗi giá trị; xây dựng phát triển thương hiệu, quảng bá thị trường, xúc tiến thương mại; phát triển hạ tầng vùng trồng sâm gắn với phát triển hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi.

Minh An (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Báo chí ở mặt trận Điện Biên Phủ
Báo chí ở mặt trận Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc “hội quân” của cả nước. Trong cuộc “hội quân” lịch sử đó có sự tham gia và đóng góp không nhỏ của “đội quân báo chí”.

Kiến nghị mở rộng thêm 2 đối tượng vay mua nhà ở xã hội
Kiến nghị mở rộng thêm 2 đối tượng vay mua nhà ở xã hội

Sau 1 năm triển khai, tiến độ giải ngân gói tín dụng 125.000 tỷ đồng cho vay mua nhà ở xã hội (NƠXH), nhà ở công nhân vẫn "ì ạch”. Nhiều ý kiến cho rằng, Bộ Xây dựng nên điều chỉnh quy định của gói tín dụng này để người mua cũng như chủ đầu tư dễ tiếp cận hơn.

Giá heo hơi hôm nay 29/4: Tăng giảm trái chiều, cao nhất 63.000 đồng/kg
Giá heo hơi hôm nay 29/4: Tăng giảm trái chiều, cao nhất 63.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 29/4 tăng giảm ở một vài tỉnh thành. Hiện tại, giá dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 29/4: Đi ngang trên diện rộng
Giá tiêu hôm nay 29/4: Đi ngang trên diện rộng

So với năm 2023, giá tiêu nội địa tăng gần 50% khi hiện dao động trong khoảng 67.000 - 69.500 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay 29/4: Thị trường trong nước tăng trở lại
Giá cà phê hôm nay 29/4: Thị trường trong nước tăng trở lại

Giá cà phê trong nước tăng trở lại, mức tăng khoảng 2.500 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 134.100 đồng/kg,

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cơn địa chấn toàn cầu
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cơn địa chấn toàn cầu

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, đồng thời cổ vũ, thúc đẩy và mở ra một thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc tại Châu Phi, Châu Mỹ La tinh.