Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Agribank Kon Tum đồng hành phát triển thương hiệu Sâm Ngọc Linh

Thời gian qua, Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum đã chủ động và tích cực triển khai các giải pháp đồng hành cùng doanh nghiệp và bà con nhân dân trong phát triển diện tích cũng như thương hiệu Sâm Ngọc Linh trên địa bàn.

Tại tỉnh Kon Tum, Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum được biết đến là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của tỉnh chú trọng phát triển giống Sâm Ngọc Linh ở khu vực dãy Đông Trường Sơn. Hiện nay, Công ty có khoảng 700 ha Sâm Ngọc Linh trồng ở độ cao trên 1.200m. Đẩy mạnh thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển vùng dược liệu trọng điểm Sâm Ngọc Linh Quốc gia, những năm gần đây, Công ty tiếp tục đầu tư, tập trung bảo tồn và nhân rộng diện tích sâm trên địa bàn 02 huyện Tu Mơ Rông, Đăk Glei. Từ năm 2018, Công ty hỗ trợ 04 xã của huyện Tu Mơ Rông và 03 xã ở huyện Đăk Glei thành lập vườn ươm giống Sâm Ngọc Linh với mỗi xã 01 ngàn cây giống. Đến nay, các vườn ươm giống đã cho thu hạt và tiếp tục được nhân rộng trong hộ dân. Không chỉ vậy, từ năm 2022 trở đi, Công ty tăng cường hỗ trợ và liên kết với hộ dân trồng tối thiểu 100 ngàn cây giống mỗi năm để nhân rộng hơn nữa diện tích Sâm Ngọc Linh tại khu vực được cấp chỉ dẫn địa lý. Đồng hành với chiến lược phát triển của doanh nghiệp, Agribank Kon Tum đã có những hỗ trợ kịp thời về vốn vay để doanh nghiệp đẩy mạnh thực hiện mục tiêu kế hoạch đã đề ra.

Ông Lê Đức Thảo - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sâm Ngọc Linh Kon Tum chia sẻ: Lượng cây giống mà Công ty sản xuất ra hàng năm là khoảng 01 triệu cây để phục vụ cho việc mở rộng diện tích và phát triển cây Sâm trên địa bàn; đồng thời, Công ty phải đầu tư quản lý, bảo vệ khoảng 700 ha sâm hiện có từ năm thứ nhất đến năm thứ 20 thì cần một nguồn vốn rất lớn. Với 01 triệu cây giống nếu giá thành khoảng 350 - 400 ngàn/cây, cần nguồn vốn khoảng 400 tỷ cộng với tiền chi phí quản lý, bảo vệ hàng năm phải khoảng 500 tỷ/năm. Ngoài vốn tự có của Công ty và lợi nhuận sản xuất, kinh doanh thì Công ty đã được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kon Tum hỗ trợ nguồn vốn kịp thời và đầy đủ để tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ Công ty trong quá trình phát triển diện tích và đảm bảo thu nhập cho người lao động, các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.

Trồng Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng
Trồng Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng.

Sâm Ngọc Linh vốn là loại dược liệu quý hiếm có giá trị kinh tế rất cao nên không chỉ nhân công, chi phí chăm sóc, quản lý, bảo vệ diện tích sâm trồng cũng cần tương đối nhiều. Hiện nay, đội ngũ công nhân làm việc tại vườn Sâm Ngọc Linh của Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum khoảng 500 người. Lực lượng này được phân chia thành các đội, nhóm phụ trách từng chốt sâm. Hầu hết công nhân nhận chăm sóc, bảo vệ vườn sâm của Công ty đều là bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn. Công việc này đã đem lại thu nhập thường xuyên, ổn định từ 3,5 - 4,5 triệu đồng/tháng và mỗi công nhân còn được hỗ trợ thêm các khoản chi phí về lương thực, thực phẩm hàng năm.

Kể từ khi giá trị cây Sâm Ngọc Linh được khẳng định, có thời gian, loại dược liệu quý này bị khai thác tận thu trong tự nhiên. Vì vậy, tỉnh Kon Tum đã triển khai các giải pháp nhằm bảo tồn nguồn gen Sâm Ngọc Linh ở dãy Đông Trường Sơn. Việc các doanh nghiệp chú trọng đầu tư, nhân rộng diện tích Sâm Ngọc Linh cũng là cách hiệu quả nhằm đảm bảo giữ gìn giống Sâm Ngọc Linh quý. Hiểu được nhu cầu về giống sâm trồng hiện nay, các doanh nghiệp như Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Đăk Tô, Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum chủ động phương án hỗ trợ nhân dân hạt giống sâm và vườn ươm; trong đó, Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum tăng cường liên kết với các hộ có diện tích rừng tự nhiên nhận khoán bảo vệ theo chủ trương của Nhà nước để trồng, chăm sóc Sâm Ngọc Linh. Đến nay, khoảng 300 hộ dân ở các xã Măng Ri, Tê Xăng, Ngọc Lây của huyện Tu Mơ Rông đã liên kết với Công ty theo hình thức này. 

Trồng Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng đang thực sự mang lại lợi ích kép cho người dân ở khu vực Đông Trường Sơn; đó là vừa giúp bà con dân tộc thiểu số nâng cao thu nhập, vừa góp phần quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả. Thực tế cho thấy, đã có không ít gia đình làm giàu từ chính cây Sâm Ngọc Linh. Cụ thể, mỗi một ha Sâm Ngọc Linh trồng sau 10 năm có thể thu về lợi nhuận trên 5 tỷ đồng. Chính bởi hiệu quả thiết thực từ cây Sâm Ngọc Linh mang lại, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương tập trung thực hiện đồng bộ giải pháp nhằm tiếp tục nhân rộng diện tích trồng Sâm Ngọc Linh tại những địa phương đã được cấp chỉ dẫn địa lý. Riêng năm 2022, tỉnh phấn đấu trồng mới 500 ha Sâm Ngọc Linh trên địa bàn. Cùng với nhu cầu về giống sâm, nhu cầu vốn để phát triển diện tích sâm cũng là vấn đề đang được quan tâm. 

Bà Hà Thị Thanh Hòa - Phó Giám đốc Agribank chi nhánh Kon Tum khẳng định: “Với sứ mệnh đồng hành cùng Tam nông, thời gian qua, Agribank Kon Tum luôn bám sát Nghị quyết Đảng bộ tỉnh về phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt là phát triển dược liệu và cây Sâm Ngọc Linh. Đến nay, chúng tôi cũng rất nỗ lực dành phần lớn để đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp và bà con trên địa bàn để phát triển vùng dược liệu và trồng Sâm Ngọc Linh và vốn này thì được hưởng chính sách ưu đãi về lãi suất. Chúng tôi cũng luôn luôn bám vào các định hướng của tỉnh để đưa thương hiệu Sâm Ngọc Linh cũng như các sản phẩm dược liệu của tỉnh được nhiều người biết đến.

Phát triển thương hiệu Sâm Ngọc Linh Kon Tum, thời gian gần đây, các địa phương và doanh nghiệp trong tỉnh đã đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá sản phẩm Sâm Ngọc Linh thông qua những hoạt động tiêu biểu như phiên chợ Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông, trải nghiệm tour du lịch “Về miền quốc bảo Sâm Ngọc Linh” diễn ra cuối tháng 4 vừa qua. Hiện nay, trên thị trường, nhiều sản phẩm Sâm Ngọc Linh chính hãng được bán ra và phản hồi của người tiêu dùng rất tích cực. Điều này cho thấy sự đầu tư có tính chiến lược từ chất lượng, mẫu mã, bao bì sản phẩm đến cách thức marketing, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm Sâm Ngọc Linh đến khách hàng. 

Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, hiện nay, toàn tỉnh Kon Tum có khoảng 1.240 ha Sâm Ngọc Linh trồng dưới tán rừng. Nhân rộng diện tích Sâm Ngọc Linh đảm bảo chỉ tiêu đề ra trong năm nay và các năm tiếp theo, các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng. Đối với chính sách tín dụng, hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cam kết đồng hành cùng hộ dân và doanh nghiệp trong bảo tồn nguồn sâm quý Ngọc Linh cũng như phát triển thương hiệu Sâm Ngọc Linh Kon Tum trên thị trường.

Hương Giang

Bài liên quan

Tin mới

Chủ đề "Thế giới tôi đọc" có ý nghĩa gì với văn hóa đọc sách?
Chủ đề "Thế giới tôi đọc" có ý nghĩa gì với văn hóa đọc sách?

Với 13 hoạt động thuộc khuôn khổ Ngày hội, Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam hy vọng Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024 có thể lan tỏa giá trị của sách, của văn hóa đọc tới với cộng đồng bạn đọc cả nước. Sự kiện diễn ra đến hết ngày 29/4.

BTL Vùng Cảnh sát Biển 3 tiếp tục cấp nước ngọt cho nhân dân tỉnh Bến Tre
BTL Vùng Cảnh sát Biển 3 tiếp tục cấp nước ngọt cho nhân dân tỉnh Bến Tre

Ngày 20/4, tại cảng của xã Phú Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Bến Tre; tổ chức chương trình cấp nước ngọt sinh hoạt cho nhân dân các xã thuộc huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.

HLV Hoàng Anh Tuấn nói gì trước trận U23 Việt Nam gặp U23 Malaysia tối nay?
HLV Hoàng Anh Tuấn nói gì trước trận U23 Việt Nam gặp U23 Malaysia tối nay?

Chia sẻ với truyền thông trước trận U23 Việt Nam vs U23 Malaysia, HLV Hoàng Anh Tuấn cho biết: “Tôi đã xem qua thành phần lực lượng của U23 Malaysia tham dự giải lần này. Họ có trên dưới 10 cầu thủ từng thi đấu trận gặp U23 Việt Nam ở giải U23 Đông Nam Á 2023.

Thừa Thiên Huế phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024
Thừa Thiên Huế phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024

Ban Chỉ đạo liên ngành Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024.

Vì sao thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận chưa cải thiện về nguồn cung?
Vì sao thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận chưa cải thiện về nguồn cung?

Thị trường bất dộng sản Đà Nẵng được dự báo vẫn “đóng băng” cả nguồn cung và thanh khoản đều chưa thể phục hồi trong ngắn hạn. Các chủ đầu tư thận trọng hơn trong việc triển khai bán hàng giữa bối cảnh thị trường trầm lắng như hiện nay.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm

Theo Tiến sỹ Vũ Lê Thái Hoàng thì tình hình hiện nay đặt ra nhiều câu hỏi cho ASEAN: Làm thế nào để duy trì vai trò trung tâm, thích ứng với sự thay đổi của khu vực và thế giới? Làm gì để cân bằng và hài hòa các mối quan tâm và lợi ích của các thành viên; cân bằng giữa đổi mới và bảo tồn các giá trị cốt lõi của ASEAN?