Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xem xét trách nhiệm người đứng đầu khi DN có nguy cơ “bốc hơi” gần 1.000 tỷ đồng

Khoản tiền gần 1000 tỷ đồng, bao gồm bảo lãnh cho các khoản vay, đầu tư vào PVTEX, PVC Mekong, gửi vào OceanBank ... nguy cơ khó thu hồi, là những “hạt đạm xấu” của Đạm Phú Mỹ...

Điểm danh những “hạt đạm tài chính xấu”...

Vừa qua, Công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An (Agrimex Nghệ An) đã có đơn kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị làm rõ một số sai phạm trong quản lý, hoạt động kinh doanh của Hội đồng quản trị Tổng công ty Phân bón và hóa chất dầu khí – CTCP ( PVFCco). Agrimex Nghệ An là một cổ đông hiện đang nắm giữ 5,18%  cổ phần của  PVFCco.

Ngày 28/11/2018, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số: 11615/VPCO –ĐMDN gửi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để tổng hợp, giải quyết theo quy định của pháp luật và báo cáo Thủ tướng trong tháng 11/2018. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang nắm giữ 60% cổ phần của PVFCco.

 Xem xét trách nhiệm người đứng đầu khi DN có nguy cơ “bốc hơi” gần 1.000 tỷ đồng - Hình 1

 Xem xét trách nhiệm người đứng đầu khi DN có nguy cơ “bốc hơi” gần 1.000 tỷ đồng - Hình 2

Đơn phản ánh của Tổng công ty CP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An đối với những vi phạm trong công tác quản lý vốn nhà nước tại PVFCCo

Ngày 30/11/2018, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có Báo cáo số: 476/DKVN –HĐTV  gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm toán hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty Phân bón và hóa chất dầu khí – CTCP ( PVFCco), đơn vị dẫn đầu trên thị trường phân bón với thương hiệu nổi tiếng là Đạm Phú Mỹ.

Theo đó, Đạm Phú Mỹ khó thu hồi số tiền 114,08 tỷ đồng là khoản hỗ trợ và thanh toán theo cam kết bảo lãnh vốn đối ứng cho các khoản vay của Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí ( PVTEX). Bởi vì, Đạm Phú Mỹ ( PVFCco) là cổ đông của PVTEX tham gia 25,99% và có cam kết về nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho các khoản vay tại Ngân hàng Liên Việt (PostBank), BIDV và các ngân hàng tài trợ vốn.

Do PVTEX chưa có khả năng trả nợ vay đến hạn, do vậy, Đạm Phú Mỹ (PVFCco) phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho PVTEX tương ứng với tỷ lệ góp vốn vào PVTEX là 100,96 tỷ đồng. Ngoài ra, PVFCco đã trích lập dự phòng đối với khoản bảo lãnh và hạch toán lãi phát sinh từ hợp đồng bảo lãnh và các khoản khác cho PVTEX là 13,62 tỷ đồng.

Không những vậy, số tiền 100 tỷ đồng đầu tư vào PVC Mekong và 562,7 tỷ đồng vào PVTEX đều không đạt hiệu quả, phải trích quỹ dự phòng 100% vốn góp.

Bên cạnh đó, số tiền 284,96 tỷ đồng Đạm Phú Mỹ ( PVFCco) gửi tại ngân hàng OceanBank “chậm luân chuyển” với lý do ngày 04/10/2016, OceanBank có Công văn số: 5351/2016/CV- OCEANBANK trả lời việc chi trả tiền gửi tại OceanBank đối với tổ chức kinh tế, trong đó, có Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam và các đơn vị thành viên được xây dựng trong đề án tái cơ cấu ngân hàng và chờ phê duyệt từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.

Trách nhiệm thuộc về ai khi tiền khó có thể thu hồi...?

Theo báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt nam, các phần vốn đầu tư của Đạm Phú Mỹ (PVFCco) tại các đơn vị PVTEX và PV Mekong là được thực hiện theo chiến lược chung của Tập đoàn và của PVFCco trong giai đoạn 2008 – 2015 và được đánh giá là khó có thể thu hồi.

Xem xét trách nhiệm người đứng đầu khi DN có nguy cơ “bốc hơi” gần 1.000 tỷ đồng - Hình 3

Nhà máy Đạm Phú Mỹ - Đơn vị bị tố nhiều sai phạm 

Đặc biệt là các khoản đầu tư vào PVTEX được xác định là rủi ro cao nhất khi các lãnh đạo chủ chốt của PVTEX đã bị cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố với tội danh “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, ra lệnh bắt tạm giam 4 bị can. Riêng Vũ Đình Duy, nguyên Tổng giám đốc PVtex “mất tích” từ trước đó, hiện nay chưa xác định được đang ở đâu.

Vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại PVN liên quan việc góp vốn 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank), đã được Tổng Bí thư, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng yêu cầu các cơ quan chức năng cần nỗ lực hơn nữa, phối hợp tốt hơn, hoàn thành đúng tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án; xác minh, xử lý các vụ việc theo Kế hoạch năm 2018 của Ban Chỉ đạo.

Do vậy, khoản tiền 284,96 tỷ đồng của Đạm Phú Mỹ ( PVFCco) gửi tại OceanBank, cũng chưa biết đến khi nào mới được tất toán, khi OceanBank đã được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng.

Xem xét trách nhiệm người đứng đầu khi DN có nguy cơ “bốc hơi” gần 1.000 tỷ đồng - Hình 4

Sau khi nhận được phản ánh của Tổng công ty CP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An về những việc làm sai phạm của Tổng công ty Phân bón và hóa chất dầu khí, Văn phòng Chính phủ đã chuyển văn bản đến các cơ quan liên quan để giải quyết theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật

Tuy nhiên, trong báo cáo gửi Thủ tướng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam không thấy nhắc đến vai trò và trách nhiệm của Hội đồng quản trị Đạm Phú Mỹ đối với các khoản nợ xấu “khó có thể thu hồi”.

Không những vậy, báo cáo tài chính các năm của Đạm Phú Mỹ phản ánh lượng đạm tiêu thụ tương ứng với số lượng sản xuất, nhưng các chi phí ngày một tăng cao, trong đó có cả chi phí nhân công, đặc biệt là chi phí cho Hội đồng quản trị.  Năm 2017, Đạm Phú Mỹ không công bố danh sách nhận lương cụ thể, nhưng các số liệu cho thấy dàn lãnh đạo công ty vẫn được nhận mức lương rất khủng. Cụ thể, trong năm 2017, Đạm Phú Mỹ đã chi 6,314 tỷ đồng cho Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Các chi phí tăng cao dẫn đến lợi nhuận giảm, cổ tức giảm, không những gây thiệt hại cho Nhà nước, cụ thể là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (đang giữ 60% vốn điều lệ), mà còn khiến các cổ đông khác bất bình.

Vậy tại sao các cổ đông lại bất bình và Hội đồng quản trị, Ban giám đốc Đạm Phú Mỹ có vô can, khi để xảy ra những “ hạt đạm tài chính xấu”, cũng như các khoản chi phí bất thường...?

Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Thiên Trường - Hải Minh

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%
Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%

Văn phòng UBND tỉnh Bình Định vừa công bố Danh sách các cá nhân giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trễ hạn, quá hạn trong Quý 1 và tháng 4/2024. Theo đó, riêng quý 1/2024, toàn tỉnh có 99,84% hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn.

Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng
Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng

Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng báo cáo UBND tỉnh về việc nguồn cấp nước không đảm bảo chất lượng, không ổn định tại Khu công nghiệp Lộc Sơn.

UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024
UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024

UBND TP.Hà Nội vừa có Văn bản số 70/KH-UBND về việc kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024, dựa trên đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA
Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA

Công ty cổ phần ASTA HEALTHCARE USA bị xử phạt do thay đổi thiết kế (tăng diện tích sàn) mà không lập thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng tại dự án nhà máy về dược phẩm tại Khu công nghiệp Hòa Hiệp 1.

Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua
Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua

VN-Index mất thêm gần 20 điểm; Tỷ giá tăng 4,9%, Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ can thiệp; Margin "phình to" quý I và câu trả lời cho đà giảm của VN-Index; Mùa đại hội cổ đông, mùa tái cấu trúc doanh nghiệp!; Châu Á ra sức hỗ trợ tiền tệ khi đồng đô la tăng mạnh…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.