Số xe đạp này không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa.
Số xe đạp này không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa.

Trước đó, vào ngày 26/4, Đội QLTT số 6 – Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Phòng CSGT - Công an tỉnh Hà Tĩnh tiến hành dừng, khám xe ô tô tải mang biển kiểm soát tỉnh Đồng Nai do ông Đ.V.H. (trú tại xã Hải Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) điều khiển.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe vận chuyển 23 chiếc  xe đạp do nước ngoài sản xuất, đã qua sử dụng mang nhãn hiệu GRANDIR, LAND ROVE, AIR-ON. Số xe đạp này không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa.

Ông Đ.V.H. khai nhận số hàng hóa này là của ông, đây là hàng hóa đã qua sử dụng ở nước ngoài, sau đó được nhập lậu về thị trường Việt Nam. Tuy nhiên do nhận thấy nhiều người có nhu cầu đối với dòng hàng này nên ông đã tìm kiếm nguồn hàng, thu gom và vận chuyển ra các tỉnh phía Bắc để bán kiếm lời.

Theo quy định hiện hành, xe đạp đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu.

Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh đã xử phạt 30 triệu đồng đối tượng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh đã xử phạt 30 triệu đồng đối tượng kinh doanh hàng hóa nhập lậu. (Ảnh: DMS)

Sau đó, Đội QLTT số 6 đã tiến hành tạm giữ toàn bộ lô hàng trên để xác minh, làm rõ, bổ sung các tình tiết liên quan và xử lý theo quy định của pháp luật.

Đến ngày 10/5, từ hồ sơ vụ việc do Đội QLTT số 6 trình lên, Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Đ.V.H. về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, xử phạt số tiền 30 triệu đồng. Đồng thời,  tịch thu toàn bộ 23 chiếc xe đạp đã qua sử dụng để xử lý theo quy định.

Trong thời gian tới, lực lượng QLTT tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục tăng cường công tác cài cắm cơ sở, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Đồng thời phối hợp với lực lượng chức năng kịp thời xử lý những hành vi vi phạm. Qua đó, góp phần bình ổn thị trường và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Lê Quyết