Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xuất hiện nhiều sai phạm tại Dự án Hanoi Aqua Central

Dự án cao ốc nghìn tỷ Hanoi Aqua Central gồm 21 tầng, là tòa nhà hỗn hợp khách sạn 5 sao, căn hộ thương mại, văn phòng và trung tâm thương mại được xây dựng tại địa chỉ 44, Yên Phụ. Đây được xem là một vị trí rất đắc địa (sát khu phổ cổ Hà Nội, được xem là "đất vàng" ở Thủ đô), tuy nhiên dự án này xuất hiện nhiều sai phạm.

Cụ thể, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP), dự án đã có sai phạm về việc góp vốn của Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội, vi phạm quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị. Ngoài ra, TTCP kiến nghị kiểm tra, rà soát lại việc miễn tiền thuê đất.

Xuất hiện nhiều sai phạm tại Dự án Hanoi Aqua Central - Hình 1

Vị trí đắc địa dự án Hanoi Aqua Central

Hanoi Aqua Central có tổng số 238 căn hộ và penthouse, đều là những căn hộ 3-4 phòng ngủ diện tích từ 117 đến 146m2, với giá bán khoảng 70-90 triệu đồng/m2.

Theo tìm hiểu, khu đất xây dựng dự án trước đây do Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội quản lý, sử dụng từ năm 2005 trước khi được chuyển mục đích sử dụng đất. Chủ đầu tư dự án này là Công ty CP Tháp nước Hà Nội. Tại ngày thay đổi đăng ký kinh doanh 25/06/2015 thì công ty có vốn điều lệ 197,8 tỷ đồng, gồm có 4 cổ đông sáng lập: gồm Công ty CP BĐS An Bình có trụ sở tại 21 Hàm Nghi, Q1, Tp.HCM (công ty này đã chuyển nhượng hết cổ phần –PV), Công ty CP Picenza Việt Nam, Công ty CP Đầu tư và Thương mại Hà Nội và Công ty TNHH một thành viên nước sạch Hà Nội.

Ông Trần Văn Phòng là người đại diện pháp luật kiêm Tổng Giám đốc, được biết ông Phòng là thành viên HĐQT Công ty CP Sông Đà 207, một trong 2 nhà thầu của dự án.

Xuất hiện nhiều sai phạm tại Dự án Hanoi Aqua Central - Hình 2

Phối cảnh dự án Hanoi Aqua Central

Những cổ đông đứng sau dự án này là ông Nguyễn Văn Hùng chủ tịch Picenza Việt Nam. Ông là một “tay chơi” có tiếng trong lĩnh vực nội thất. Tuy nhiên, cái tên nắm giữ phần lớn cổ phần tại dự án lại khá xa lạ là CTCP Đầu tư và Thương mại Hà Nội. Đây được xem là một trong 5 thành viên của Tập đoàn Đồng Lực, cái tên khá "bí ẩn" khiến nhiều người tò mò.

Theo thông tin phản ánh kết luận của TTCP về dự án Hanoi Aqua Central, trong quá trình đầu tư xây dựng dự án này có nhiều sai phạm. Thời gian triển khai dự án từ quý 1/2016 đến quý 2/2018. Tại thời điểm thanh tra, Dự án đã hoàn thiện toàn bộ 3 tầng hầm và đang thi công phần thân công trình.

Đáng chú ý là việc ngày 12/1/2017 Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội có văn bản gửi UBND TP. Hà Nội về việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Công ty CP Tháp nước Hà Nội, là sai quy định theo Nghị định 91 của Chính phủ, bởi tại thời điểm này công ty không được góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, trường hợp đã góp vốn, đầu tư phải thoái vốn.

Để đầu tư dự án này, tháng 11/2015 HĐQT của Tháp nước Hà Nội đã quyết định tăng tổng mức đầu tư Dự án từ 989 tỷ đồng lên 2.594 tỷ đồng (tăng 262%) và dự kiến tăng vốn điều lệ từ 197,8 tỷ đồng lên 518,8 tỷ đồng. Nên các bên phải góp vốn bổ sung.

Trước đó, để thực hiện dự án năm 2007 giữa công ty Nước sạch Hà Nội và CTCP Đầu tư và Thương Mại Hà Nội đã ký kết hợp tác kinh doanh, sau đó thành lập ra Cty Tháp Nước Hà Nội. Năm 2015 dự án được chuyển mục đích sử dụng đất. Hai bên đã tiến hành góp vốn theo tỷ lệ Nước sạch Hà Nội góp 30% (tương đương 59,3 tỷ) và Đầu tư và Thương mại Hà Nội góp 70%, được huy động vốn từ các nhà đầu tư khác khoảng 138,4 tỷ đồng.

Cũng theo TTCP, Đầu tư và Thương mại Hà Nội đã hỗ trợ Nước sạch Hà Nội gần 70,7 tỷ đồng, số tiền này được UBND TP Hà Nội đồng ý được ghi tăng vốn chủ sở hữu, trong đó góp vào Tháp nước Hà Nội là 59,3 tỷ.

Ngoài ra, dự án này còn vi phạm về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị theo quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 39/2010/NĐ-CP.

Đối với khoản 64 tỷ đồng tiền thuê đất và tiền chậm nộp còn nợ trước khi chuyển mục đích sử dụng đất: Theo lý giải của Chủ đầu tư và UBND TP. Hà Nội, thì Tổng cục Thuế đã đồng ý với kiến nghị của Cục thuế Hà Nội cho Chủ đầu tư được miễn tiền thuê đất trong thời gian tạm ngừng xây dựng, tạm ngừng hoạt động do nguyên nhân bất khả kháng từ ngày 22/7/2010 đến hết ngày 11/2/2015, số tiền 41,8 tỷ đồng. Trên cơ sở đó, Chi cục Thuế quận Ba Đình đã thực hiện quyết toán và Chủ đầu tư đã nộp số tiền thuê đất còn nợ và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, TTCP cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Chủ tịch UBND TP. Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát việc miễn tiền thuê đất trong thời gian tạm ngừng xây dựng, tạm ngừng hoạt động; đồng thời tính tiền và ký hợp đồng thuê đất mới đối với diện tích 2.168 m2 đất làm sân đường nội bộ và 466 m2 đất làm vườn hoa mở phục vụ cho dân trong khu vực sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện Dự án theo đúng quy định của pháp luật.

TTCP cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Chủ tịch UBND TP. Hà Nội chỉ đạo Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội rút kinh nghiệm trong việc chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước khi biểu quyết tăng vốn tại Công ty CP Tháp nước Hà Nội để thực hiện Dự án.

Huy Trung 

Bài liên quan

Tin mới

Nhiều quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường dự kiến được ban hành
Nhiều quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường dự kiến được ban hành

Trong giai đoạn 2024 - 2026, Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến sẽ ban hành nhiều quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với khí thải phương tiện ô tô; quy chuẩn về tiếng ồn...

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Lạm phát của Mỹ gia tăng khiến giới đầu tư vội vàng bán cổ phiếu
Lạm phát của Mỹ gia tăng khiến giới đầu tư vội vàng bán cổ phiếu

Chứng khoán Mỹ lao dốc vào thứ Năm (25/4) khi hầu hết các cổ phiếu megacap suy yếu, ảnh hưởng bởi Meta Platforms, trong khi tâm lý thị trường ảm đạm hơn khi có dấu hiệu lạm phát dai dẳng làm giảm kỳ vọng Fed sẽ sớm nới lỏng chính sách tiền tệ.

Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) hạ kế hoạch kinh doanh năm 2024 và đưa người của Quản lý quỹ SSI vào công ty
Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) hạ kế hoạch kinh doanh năm 2024 và đưa người của Quản lý quỹ SSI vào công ty

CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã HAH - sàn HOSE) bổ sung tài liệu đại hội đồng cổ đông năm 2024, Đại hội tổ chức sáng ngày 26/4 tại TP. Hải Phòng.

SASCO: Trồng hơn 1.000 cây đước trên vùng rừng ngập mặn ven biển
SASCO: Trồng hơn 1.000 cây đước trên vùng rừng ngập mặn ven biển

Ngày 25/4, đoàn viên thanh niên Công ty CP Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) đã trồng hơn 1.000 cây đước trên vùng rừng ngập mặn ven biển huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre). Hoạt động này thuộc dự án trồng rừng “chồi xanh hạnh phúc” do công ty phát động.

Tư vấn đầu tư PP Enterprise (PPE) trong quý I/2024 không ghi nhận doanh thu, liên tục đổi chủ
Tư vấn đầu tư PP Enterprise (PPE) trong quý I/2024 không ghi nhận doanh thu, liên tục đổi chủ

PPE là một doanh nghiệp có vốn điều lệ nhỏ, cổ đông cô đặc nhưng liên tiếp thay đổi cổ đông lớn và lãnh đạo, với sự xuất hiện của bóng dáng nhiều tên tuổi lớn.