Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lợi nhuận tụt dốc vì Covid -19, cổ phiếu dệt may vẫn đồng loạt tăng tốc

Lợi nhuận nhiều doanh nghiệp dệt may giảm mạnh trong quý I/2020 vì Covid-19, song giá cổ phiếu gần đây tăng mạnh do những kỳ vọng vào EVFTA.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may 4 tháng đầu 2020 đạt 17,04 tỷ USD, trong đó xuất khẩu giảm gần 7% so với cùng kỳ, khi chỉ đạt 10,7 tỷ USD. Ở chiều nhập khẩu, nguyên phụ liệu dệt may đạt gần 6,4 tỷ USD, giảm 9%, bông nguyên liệu giảm 8% khi chỉ đạt 893 triệu USD...

Lợi nhuận giảm sâu vì COVID -19, cổ phiếu dệt may vẫn ‘dậy sóng'Lợi nhuận giảm sâu vì COVID -19, cổ phiếu dệt may vẫn ‘dậy sóng'

Báo cáo tài chính mới nhất của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, mã VGT) cho thấy doanh nghiệp đạt doanh thu thuần hơn 3.964 tỷ đồng, giảm 12,4% so cùng kỳ 2019. Lợi nhuận trước và sau thuế đạt 162,1 tỷ đồng và 156,2 tỷ đồng, giảm 19,6%.

Công ty Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (mã TCM) cho biết doanh thu tháng 4/2020 đạt 409 tỷ đồng, giảm 13,6% cùng kỳ năm trước. Lãi sau thuế đạt 7,6 tỷ đồng, giảm 59%. Lũy kế 4 tháng, TCM ước doanh thu 993 tỷ đồng, giảm 18% và lợi nhuận 40 tỷ đồng giảm 52%.

Theo báo cáo tài chính vừa công bố, công ty cổ phần May Sông Hồng (mã MSH) có doanh thu quý I giảm 3,4% so với cùng kỳ, xuống 939,5 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế gần 62 tỷ đồng, giảm 28,6%. Nguyên nhân đến từ biên lợi nhuận gộp giảm từ 20,6% xuống 17,2%.

Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến (mã VGG) lần đầu báo lỗ 22 tỷ đồng. VGG cho hay, từ đầu năm 2020 đến nay, tình hình đại dịch covid 19 lan rộng khắp toàn cầu đã khiến các đơn hàng xuất khẩu sụt giảm mạnh, nguồn cung nguyên liệu gián đoạn, nhiều doanh nghiệp không đủ nguyên liệu sản xuất và kịp giao hàng cho đối tác.

Tuy kết quả kinh doanh chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 song nhóm cổ phiếu dệt may đồng loạt tăng trưởng mạnh. Theo đó, kể từ cuối tháng 3, theo đà hồi phục của thị trường, cổ phiếu nhóm dệt may cũng tăng giá mạnh, vượt vùng giá trước dịch.

Cụ thể, từ 30/3 – 17/5, mã TCM tăng 30,9% từ vùng giá 12.300 đồng/cổ phiếu lên 16.100 đồng/cổ phiếu; mã MSH tăng 33,6% từ 26.650 đồng/cổ phiếu lên 35.600 đồng/cổ phiếu; mã TNG tăng 54% từ 8.700 đồng/cổ phiếu lên 13.400 đồng/cổ phiếu…

Nhiều mã cổ phiếu còn lại của ngành dệt may như X20, GI, EVE, M10, TDT… cũng đều tăng mạnh.

Nhóm cổ phiếu dệt may dậy sóng trước thềm phê chuẩn EVFTA.Nhóm cổ phiếu dệt may dậy sóng trước thềm phê chuẩn EVFTA

Nguyên nhân thúc đẩy cổ phiếu dệt may tăng mạnh được cho là xuất phát từ công tác chuẩn bị cho việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA sắp đến. Trước đó, Hội đồng châu Âu cũng đã phê duyệt Hiệp định EVFTA, hoàn tất thủ tục pháp lý cuối cùng theo quy trình phê chuẩn nội bộ của EU. Theo đó, EVFTA chỉ cần được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn và hai bên hoàn tất thủ tục thông báo theo quy định của Hiệp định là sẽ chính thức có hiệu lực đối với cả EU và Việt Nam.

Về phía doanh nghiệp, Vinatex cho biết sẽ tập trung làm việc với các nhà cung cấp để chuyển sourcing cả nguyên liệu vào Việt Nam đáp ứng EVFTA như Uniqlo, H&M, Zara. Song song, doanh nghiệp sẽ làm các đơn hàng thử nghiệm, nhỏ, yêu cầu cao cũng như tiếp tục làm mặt hàng khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế dự báo có thể có nhu cầu cao hết quý 2/2020.

Tuy vậy, theo SSI Research, hầu hết các sản phẩm may mặc của Việt Nam sẽ không được giảm thuế ngay mà chỉ được hưởng mức thuế suất thấp hơn từ năm thứ 2 kể từ khi EVFTA có hiệu lực (8% đối với các sản phẩm loại B5 và 9% đối với các sản phẩm loại B7 trong năm thứ 2).

 Tâm An

Bài liên quan

Tin mới

Việt Nam nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ thị trường nào trong tháng 3/2024
Việt Nam nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ thị trường nào trong tháng 3/2024

Trong tháng 3/2024, nhập khẩu phân bón từ thị trường Trung Quốc tăng mạnh 43,9% về lượng, tăng 55,3% về kim ngạch và tăng 7,9% về giá so với tháng 2/2024, đạt 174.582 tấn, tương đương 39,98 triệu USD.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng
Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng

Trong tháng 4/2024, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Bình đã tiến hành kiểm tra 68 vụ việc, phát hiện 35 vụ vi phạm, đã xử lý 23 vụ vi phạm với tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng.

Kinh tế thế giới hy vọng gì vào Hội nghị mùa Xuân?
Kinh tế thế giới hy vọng gì vào Hội nghị mùa Xuân?

Kỳ họp mùa Xuân năm nay được đánh giá là gọn gàng và tập trung hơn so với các cuộc họp trước đây.

Bắc Giang triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
Bắc Giang triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Công văn về việc triển khai hóa đơn điện tử (HĐĐT) khởi tạo từ máy tính tiền trên địa bàn tỉnh.

Doanh nghiệp cần quyết tâm hơn trong việc chống hàng giả và xây dựng thương hiệu
Doanh nghiệp cần quyết tâm hơn trong việc chống hàng giả và xây dựng thương hiệu

Đó là đánh giá của Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Đỗ Hồng Trung tại Lễ kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4). Sự kiện do Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) vừa tổ chức.

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang đấu tranh hiệu quả các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại
Cục Quản lý thị trường Bắc Giang đấu tranh hiệu quả các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo 389 tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nắm chắc tình hình, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh nhiều vụ việc, đối tượng vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, không để xảy ra điểm nóng.