1. Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?

Các văn bản pháp luật hiện nay không có quy định cụ thể về “Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?”. Tuy nhiên, trong thực tế có thể hiểu: Xuất nhập khẩu tại chỗ là hình thức giao dịch trong đó hàng hóa được xuất và nhập khẩu nhưng không thực hiện việc di chuyển qua biên giới quốc gia. Hàng hóa này thường được sản xuất và giao ngay trong nội địa giữa các doanh nghiệp, nhưng thủ tục và hóa đơn vẫn tuân theo quy định xuất nhập khẩu.

Ví dụ xuất nhập khẩu tại chỗ: Một công ty sản xuất giày tại Việt Nam bán hàng cho một công ty nước ngoài (đặt trụ sở tại Mỹ), nhưng yêu cầu giao hàng trực tiếp cho một công ty khác tại Việt Nam để gia công thêm. Trong trường hợp này, công ty sản xuất giày sẽ làm thủ tục xuất khẩu, công ty tại Việt Nam nhận hàng sẽ làm thủ tục nhập khẩu, nhưng hàng hóa thực tế không rời khỏi Việt Nam.

Trên đây là giải đáp cho “Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?” và ví dụ về xuất nhập khẩu tại chỗ.

Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.

>>Xem thêm: Tổng hợp các biểu thuế suất nhập khẩu hàng hóa năm 2024

>> Biểu thuế suất thuế xuất khẩunhập khẩu ưu đãi từ 16/12/2024 theo Nghị định 144 năm 2024

Tiện ích Tra cứu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

xuất nhập khẩu tại chỗ

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hàng hóa nào được thực hiện xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)

2. Hàng hóa nào được thực hiện xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ?

Căn cứ khoản 1 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ bao gồm 03 nhóm sau:

(i) Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công (quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định 187/2013/NĐ-CP).

(ii) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan.

(iii) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

3. Thời hạn làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ?

Căn cứ khoản 4 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 58 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC), quy định về thời hạn thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ như sau:

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu, người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan.

Như vậy, thời hạn làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ là 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan.

4. Các công việc pháp lý về thủ tục xuất nhập khẩu doanh nghiệp cần biết

Dưới đây là các quy định về thủ tục xuất nhập khẩu được tổng hợp tại tiện ích công việc pháp lý của trang PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP, bao gồm:

- Đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ và trị giá hải quan.

- Khai hải quan cho hàng hóa xuất, nhập khẩu.

- Đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên khi làm thủ tục hải quan.

- Thông báo Danh mục hàng hoá nhập khẩu được miễn thuế.

- Khai trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu.

- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.

- Khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu.

- Khai bổ sung hồ sơ hải quan.

- Hủy tờ khai hải quan.

- Lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Xem chi tiết các quy định trên TẠI ĐÂY (Mục 13).

T. Hương (Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/)