Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bức tranh tuân thủ quy định về lương tối thiểu ngành dệt may tại châu Á

Một báo cáo mới của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho thấy V

THCL Một báo cáo mới của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho thấy Việt Nam có tỷ lệ không tuân thủ quy định về lương tối thiểu trong ngành dệt may và da giày thấp nhất trong số 7 quốc gia xuất khẩu may mặc tại châu Á, với tỷ lệ 6,6%.

Ảnh minh họa

Điều đó có nghĩa là cứ 100 lao động làm công ăn lương trong ngành này, thì 6,6 người nhận lương thấp hơn mức lương tối thiểu, vốn được định ra nhằm mục đích bảo vệ người làm công ăn lương không bị trả lương quá thấp.

Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với nước thấp thứ hai trong danh sách là Campuchia (25,6%) và thấp hơn gần 9 lần so với nước đứng đầu là Philippines (53,3%).

Trong khi việc tuân thủ quy định về tiền lương tối thiểu khá yếu ở khắp các nền công nghiệp dệt may châu Á, mức độ không tuân thủ khác nhau giữa các quốc gia.

Việt Nam cũng nổi bật về khía cạnh này. Tỷ lệ vi phạm nghiêm trọng (trả lương thấp hơn 80% mức lương tối thiểu) tại Việt Nam ở mức 3,8% và tỷ lệ vi phạm ở mức độ vừa phải (trả lương trong khoảng từ 80% đến dưới 100% lương tối thiểu) ở mức 2,8%.

Ngược lại, Philippines, Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan và Indonesia đều có một tỷ lệ lớn người lao động trong ngành dệt may bị trả lương thấp hơn nhiều so với lương tối thiểu. Tỷ lệ vi phạm nghiêm trọng ở Philippines và Ấn Độ lần lượt là 38,8% và 34,9%. Khoảng một phần tư người lao động dệt may Indonesia cũng nhận lương thấp hơn nhiều so với lương tối thiểu.

“Mức độ không tuân thủ là một khía cạnh quan trọng bởi vì có sự khác biệt lớn giữa một người lao động hưởng lương tương đương 99% mức lương tối thiểu và một người chỉ được trả một nửa mức lương tối thiểu,” ông Matthew Cowgill, cố vấn trưởng của ILO về tiêu chuẩn lao động trong chuỗi cung ứng toàn cầu – tác giả chính của báo cáo, cho biết.

Ở tất cả các quốc gia được nghiên cứu, lao động nữ dễ bị trả lương thấp hơn mức tối thiểu so với lao động nam. Một lần nữa, Việt Nam là một trong những quốc gia có khoảng cách về giới nhỏ nhất (5,7 điểm phần trăm), xếp sau Campuchia và Indonessia. Trong khi đó, Pakistan có sự khác biệt nam - nữ trong tỷ lệ không tuân thủ cao nhất (60,4 điểm phần trăm).

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, người lao động có trình độ văn hóa thấp hơn cũng dễ bị trả lương thấp hơn mức tối thiểu.

“Tiền lương tối thiểu có vai trò quan trọng đối với ngành dệt may, một ngành hiếm khi có thương lượng tập thể về lương,” ông Cowgill nhận định.

Theo báo cáo, cách thiết kế hệ thống tiền lương tối thiểu, bao gồm mức lương tối thiểu và độ phức tạp của cơ chế tiền lương, là những vấn đề quan trọng cần cân nhắc nhằm đẩy mạnh công tác tuân thủ.

Vai trò của các tổ chức đại diện cho người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình điều chỉnh tiền lương, cũng như thể chế quản trị thị trường lao động và sự vững mạnh của hệ thống thanh tra lao động cũng có ảnh hưởng tới vấn đề tuân thủ.

“Mặc dù Việt Nam dẫn đầu so với các nước láng giềng về việc không tuân thủ quy định tiền lương tối thiểu, dù ở cấp độ nào, cũng là một vấn đề đáng quan ngại và cần được tiếp tục theo dõi chặt chẽ,”, ông Cowgill nói.

Cũng theo ông Cowgill: “Dĩ nhiên, việc tuân thủ quy định về tiền lương tối thiểu không phải là vấn đề duy nhất cần quan tâm. Tiền lương tối thiểu ở mức nào cũng là một khía cạnh quan trọng. Ở Việt Nam, tỷ lệ lương tối thiểu so với mức lương phổ biến trong ngành dệt may là tương đối thấp so với các nước khác trong khu vực”.

Việt Nam có  mức lương tối thiểu vùng, hiện ở mức từ 2,4 triệu đồng đến 3,5 triệu đồng. Hàng năm, Hội đồng Tiền lương Quốc gia với cơ cấu bao gồm đại diện của Chính phủ, các tổ chức của người sử dụng lao động và người lao động có nhiệm vụ đề xuất mức lương cho năm tới.

TS. Chang-Hee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam, đánh giá cao tỷ lệ tuân thủ tiền lương tối thiểu trong ngành dệt may, da giày – một ngành đang ngày một phát triển tại Việt Nam, nhưng đồng thời cũng khuyến cáo rằng cần thận trọng khi đánh giá số liệu.

“Số liệu về Việt Nam sử dụng trong nghiên cứu này là từ năm 2013, trong khi đó, lương tối thiểu đã tăng đáng kể trong 3 năm qua. Vì vậy, chúng ta cần đợi những số liệu mới để xem liệu mức độ tuân thủ cao có tiếp tục được giữ vững ngay cả với mức tăng đáng kể của lương tối thiểu.

Điều này thể hiện tầm quan trọng của việc các đối tác ba bên cần tiếp tục đẩy mạnh năng lực để thực hiện nhiệm vụ xác lập tiền lương tối thiểu dựa trên bằng chứng, phân tích và nhằm theo dõi việc tuân thủ, cũng như hiệu quả của tiền lương tối thiểu trong những năm tiếp theo để cân bằng nhu cầu về xã hội và kinh tế”, TS. Chang-Hee Lee cho biết.

Tiền lương tối thiểu vùng của Việt Nam tăng từ 12 - 15% mỗi năm trong các năm 2014 - 2016 và sẽ tiếp tục tăng 7,3% trong năm 2017.

Trần Nguyên

Tin mới

PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định
PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định

Để đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định trong thời điểm nắng nóng sắp tới, đồng thời đảm bảo an toàn hành lang lưới điện trên diện rộng, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã đưa ra nhiều giải pháp và chủ động thực hiện từ sớm. Ông Nguyễn Ngọc Bình - Phó giám đốc PC Hòa Bình đã có những chia sẻ cùng bạn đọc xung quanh vấn đề này.

Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Chính sách pháp luật thuế và chính sách pháp luật chuyên ngành cần được củng cố, sửa đổi, bổ sung nhằm bao quát toàn bộ các hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn điện tử đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT.

Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore
Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore vừa cung cấp thông tin về việc quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore.

Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore
Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Malaysia tiếp tục là nước dẫn đầu, tiếp theo là Na Uy ở vị trí thứ hai, Indonesia xếp thứ ba, Trung Quốc xếp thứ tư, và Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản vươn lên vị trí đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore.

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...