1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp chiếm 62,4 tổng thu ngân sách Nhà nước
Đó là thông tin từ Tổng cục Thuế phát ra. Cụ thể số tiền mà 1.000 doanh nghiệp nộp là 145.934 tỷ đồng. Trong số này, có 423 doanh nghiệp 05 năm liên tiếp thuộc danh sách V1000.
Trong 423 doanh nghiệp (DN) 05 năm liên tiếp thuộc danh sách V1000, khối DN ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ cao nhất với 267 DN, nộp thuế chiếm 60,2%. Tiếp đó là khối doanh nghiệp Nhà nước (71 DN, nộp thuế chiếm 25,64%); khối đầu tư nước ngoài (77 DN, nộp thuế chiếm 13,32%) và 8 DN thuộc các loại hình khác.
Theo Tổng cục Thuế, tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đã nộp của các DN trong bảng xếp hạng 1.000 DN nộp thuế TNDN lớn nhất Việt Nam (V1000) năm 2020 là 145.934 tỷ đồng, chiếm 62,4% tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) về thuế TNDN, bằng 103,74% so với số đã nộp của các DN trong danh sách V1000 năm 2019.

Ảnh chỉ có tính chất minh họa. Ảnh internet.
Ông Đào Ngọc Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Kê khai và kế toán thuế, Tổng cục Thuế thông tin: Căn cứ số liệu nộp thuế trên hệ thống, Tổng cục Thuế đã thực hiện tổng hợp dữ liệu các DN nằm trong danh sách bảng xếp hạng theo các tiêu chí cụ thể, rõ ràng, minh bạch.
Theo đó, DN lựa chọn đưa vào danh sách xếp hạng là DN được thành lập theo pháp luật Việt Nam, DN nước ngoài, các tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh và có thu nhập. Trường hợp DN có các chi nhánh, đơn vị trực thuộc, thì số nộp tính cho DN bao gồm số nộp của trụ sở chính và số nộp của các chi nhánh, đơn vị trực thuộc.
Đối với các tập đoàn, tổng công ty, thì công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên trong tập đoàn, tổng công ty đều là một DN độc lập trong danh sách xếp hạng. Tổng cục Thuế xác định danh sách V1000 trên cơ sở mức nộp thuế TNDN vào NSNN hàng năm của DN, không xem xét đến tính tuân thủ pháp luật thuế nên danh sách V1000 năm 2020 không nhằm mục đính tôn vinh DN thực hiện tốt pháp luật thuế.
Trong quá trình hoạt động, nếu DN bị cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền phát hiện sai phạm, thì tùy vào mức độ vẫn bị xử lý theo đúng quy định. Bảng xếp hạng năm 2020 có 300 DN trong danh sách V1000 năm 2019 bị loại ra. Đây là những DN đã bị sáp nhập hoặc chuyển đổi mô hình tổ chức (từ hạch toán độc lập sang phụ thuộc). Một số trường hợp khác, dù có số thuế TNDN theo quyết toán năm 2020 lớn, nhưng DN lại thực hiện nộp trong năm 2021.
Đa phần là các DN có số nộp ngân sách phát sinh từ các hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng vốn, hoặc phải nộp theo quyết định truy thu của các cơ quan có thẩm quyền. Có DN đã hết thời gian hưởng ưu đãi, miễn giảm thuế, thực hiện nộp thuế TNDN trở lại.
Bên cạnh đó, cũng có một số nguyên nhân khác như DN thực hiện số thuế tạm nộp trong năm 2020 lớn; DN hoàn thành dự án, nghiệm thu công trình, hoặc các trường hợp hoạt động trong ngành nghề có doanh thu, thu nhập đột biến.
Đặc biệt, một số DN đã thích ứng được trong bối cảnh dịch bệnh, mở rộng tăng vốn, phát triển sản xuất kinh doanh nên tăng doanh thu, đóng góp số thuế lớn vào NSNN. Đây là năm thứ 5 liên tiếp Tổng cục Thuế xây dựng danh sách 1000 DN nộp thuế TNDN lớn nhất.

Ảnh internet.
Qua 05 năm thực hiện công khai V1000 (2016-2020), có 423 DN 05 năm liên tiếp thuộc danh sách V1000 các năm 2020, 2019, 2018, 2017 và 2016. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có 180 DN với số nộp thuế TNDN chiếm 32,91% tổng số nộp TNDN năm 2020 của 423 DN.
Tiếp đến là lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (60 DN, nộp thuế chiếm 30,6%); thông tin và truyền thông (8 DN, nộp thuế chiếm 10,71%); kinh doanh bất động sản (35 DN, nộp thuế chiếm 6,6%); bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (39 DN, nộp thuế chiếm 5,68%); các ngành nghề khác là 101 DN, nộp thuế chiếm 13,5%.
Nếu tính theo địa bàn, thì Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh dẫn đầu với tỷ lệ tương ứng là 109 DN, nộp thuế chiếm 43,26% và 134 DN với số nộp thuế chiếm 29,81%. Tiếp đến là các tỉnh Đồng Nai (29 DN), Vĩnh Phúc (9 DN), Bình Dương (39 DN), các tỉnh, thành phố khác 103 DN.
Q.N (t/h)
Tin mới
PC Thái Bình đẩy mạnh công tác nhận diện thương hiệu
Với nhận thức “nhận diện thương hiệu” là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, Công ty Điện lực Thái Bình (PC Thái Bình) đã và đang quyết tâm đẩy mạnh xây dựng, thực hiện tốt công tác “nhận diện thương hiệu” gắn với bảo vệ uy tín của ngành Điện, hướng đến phát triển bền vững.
Phát triển văn hóa bao gồm cả thể chế và nguồn lực
Đó là nhấn mạnh của Chủ tịch Quốc hội đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong quá trình rà soát, đề xuất sửa đổi hoặc thay thế các luật hiện hành trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.
Vì sao UOB hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 xuống 6,0%?
Theo ngân hàng UOB Singapore, tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam trong quý I/ 2023 đã giảm sâu xuống mức 3,32% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do sản xuất tăng trưởng âm với mức giảm 0,4%, lần đầu tiên kể từ quý III/2021.
Phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 45/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ ngày 03/04, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất điều hành
Thông báo của Ngân hàng Nhà nước: Các lãi suất điều hành mới có hiệu lực từ ngày 03/04. Các biện pháp hạ lãi suất điều hành nhằm mục đích để các ngân hàng giảm lãi suất huy động, từ đó, tạo điều kiện hạ lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế đẩy nhanh tăng trưởng.
Giá tiêu hôm nay 01/04: Đồng loạt chững lại
Giá tiêu hôm nay 01/04, ổn định trở lại sau khi giảm nhẹ vào hôm qua. Hiện tại, Bà Rịa - Vũng Tàu đang giữ mức cao nhất là 65.500 đồng/kg.
Câu chuyện thương hiệu
Thương hiệu OCB - Ngân hàng TMCP Phương Đông có gì đáng chú ý trước thềm đại hội cổ đông năm 2023?
Hoạt động kinh doanh của thương hiệu PVOIL-Tổng Công ty Dầu Việt Nam ra sao?
Thương hiệu PV OIL và câu chuyện HNX đưa hơn 1 tỷ cổ phiếu vào diện cảnh báo
Đại diện Nhà thuốc Gia Huy tại Hà Nội phản hồi về bán “Thuốc kê đơn” không cần đơn thuốc
Thương hiệu Công ty 790 và hoạt động sản xuất kinh doanh
Lãnh đạo THILOGI làm việc với các hãng tàu ZIM và SITC Việt Nam