Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

10 cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới 2023 – Bài 1: Nền kinh tế số 1

Tổng sản phẩm nội địa (GDP) toàn cầu tiếp tục tăng, đạt mức hơn 100 nghìn tỷ USD vào năm 2023. Tuy nhiên, con số khổng lồ này được đánh dấu bằng sự chênh lệch lớn: Chỉ 10 cường quốc kinh tế quan trọng nhất thế giới đã chiếm tới 67% GDP toàn cầu (69,8 nghìn tỷ USD), so 33% phần còn lại của thế giới (khoảng 32,2 nghìn tỷ USD)…

10 cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới 2023, gồm: 10.Brazil;  9. Canada;  8. Italy;  7. Pháp;  6. Anh5. Ấn Độ;  4. Nhật Bản3. Đức;  2.Trung Quốc; 1. Mỹ.

Bài 1:Mỹ - nền kinh tế số 1

Với GDP 27 nghìn tỷ USD, chiếm 1/4 GDP toàn cầu, Mỹ vượt trội hoàn toàn so tất cả quốc gia. Điều này, dựa trên sự đổi mới mạnh mẽ, xuất khẩu nhiều tài nguyên thiên nhiên và sản phẩm văn hóa.

Nước Mỹ

Mỹ có những ngành chủ đạo như công nghệ cao, công nghiệp ô tô, hàng không, viễn thông, điện tử, công nghiệp nông sản, thực phẩm, dầu mỏ, cùng nhiều ngành khác.

Kinh tế Mỹ tăng vượt dự báo

Nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tránh được một cuộc suy thoái mà giới phân tích từng cho là sẽ xảy ra trong năm 2023.

Reuters đưa tin, nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn nhiều so kỳ vọng của giới chuyên gia; lạm phát tiếp tục giảm tốc trong quý IV/2023 - theo báo cáo từ Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 25/1/2024.

Ngoài GDP tốt hơn dự kiến, lạm phát quý IV/2023 tại Mỹ cũng thấp hơn so quý trước. Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) lõi tăng 2% trong quý, bằng mục tiêu lạm phát mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đề ra.

Trong khi đó, PCE toàn phần chỉ tăng 1,7%.

Tính cả năm, PCE toàn phần của Mỹ tăng 2,7%, bằng chưa đầy một nửa so mức tăng 5,9% của năm 2022. PCE lõi tăng 3,2% cả năm, giảm tốc từ mức tăng 5,1% trong năm trước.

Nhìn chung, nền kinh tế Mỹ trong cả năm 2023 tăng với tốc độ 2,5%, vượt xa triển vọng của Phố Wall vào đầu năm và tốt hơn mức 1,9% của năm 2022.

  1. Thành phố New York

Động lực chính đưa kinh tế Mỹ tăng trưởng trong năm qua đó là người tiêu dùng nước này tiếp tục chi tiêu mạnh mẽ. Tiêu dùng cá nhân của người Mỹ đã tăng 2,8% trong quý IV/2023 so cùng kỳ năm trước, chỉ giảm tốc nhẹ so với quý III cùng năm.

Chi tiêu của chính quyền các tiểu bang và địa phương cũng tăng 3,7%, bên cạnh mức 2,5% trong chi tiêu của Chính phủ Liên bang. Tổng đầu tư của khu vực tư nhân trong nước, cũng là một động lực khác khi tăng 2,1%, giúp GDP quý IV/2023 tăng trưởng mạnh mẽ.

Theo báo cáo được Bộ Thương mại Mỹ (công bố ngày 28/3/2024), nền kinh tế nước này đã tăng trưởng cao hơn mức ước tính trước đó trong quý IV/2023, được thúc đẩy bởi chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ và đầu tư vào các cấu trúc phi dân cư như nhà máy và cơ sở chăm sóc sức khỏe.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ đã tăng 3,4%, cao hơn so  mức 3,2% được báo cáo trước đó. Chi tiêu tiêu dùng, chiếm hơn 66% hoạt động kinh tế, tăng trưởng ở mức 3,3%, cao hơn ước tính được đưa ra trước đó là 3,0%, trong đó điều chỉnh tăng tập trung vào lĩnh vực dịch vụ.

Chi tiêu kinh doanh cũng được điều chỉnh tăng, phản ánh mức đầu tư cao hơn cho cơ cấu sản xuất, cũng như thương mại và chăm sóc sức khỏe so với ước tính trước đây.

Chi tiêu cho các sản phẩm sở hữu trí tuệ cũng được điều chỉnh cao hơn, trong khi mức giảm chi tiêu cho thiết bị không quá mạnh như ước tính trước đó. Trong khi đó, đầu tư vào hàng tồn kho giảm xuống mức 54,9 tỷ USD so ước tính trước đó là 66,3 tỷ USD.

Báo cáo từ Bộ Thương mại cũng cho thấy, lợi nhuận tăng ở mức cao trong quý IV/2023, nhờ lực đẩy từ các tập đoàn phi tài chính. Lợi nhuận doanh nghiệp đã tăng 133,5 tỷ USD trong quý IV/2023, sau khi tăng 108,7 tỷ USD trong quý trước đó.

Lợi nhuận của các công ty phi tài chính nội địa tăng 136,5 tỷ USD, trong khi lợi nhuận của các tổ chức tài chính tăng 5,9 tỷ USD, bù đắp cho sự sụt giảm 8,9 tỷ USD lợi nhuận từ các doanh nghiệp khác.

Sẽ có nhiều tập đoàn lớn của Mỹ đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới

Áp lực lạm phát cơ bản, trong quý IV/2023, cũng được Bộ Thương mại Mỹ điều chỉnh giảm xuống còn 2,0%, từ mức 2,1% được ước tính trước đó. Tuy nhiên, điều này không làm thay đổi kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 6/2024.

Nền kinh tế Mỹ vẫn đang tăng trưởng nhanh hơn mức 1,8% - được các quan chức Fed coi là tốc độ tăng trưởng phi lạm phát. Nền kinh tế số một thế giới đã tăng trưởng 2,5% trong năm 2023, tăng tốc từ mức 1,9% của năm 2022. Ước tính, tăng trưởng trong quý I/2024 ở mức 2,0%...

Bước sang năm 2024, dự báo về một cuộc suy thoái kinh tế ở Mỹ gần như không còn. Các nhà kinh tế đã đảo ngược dự báo suy thoái, cho rằng Mỹ sẽ chỉ tăng trưởng chậm trong năm nay.

Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ vẫn có thể đối mặt không ít thách thức trong thời gian tới.

Một số lo lắng xoay quanh tác động chậm trễ của chính sách tiền tệ, đặc biệt là 11 lần tăng lãi suất với tổng 5,25 điểm % mà Fed đã thực hiện từ tháng 3/2022 - 7/2023.

Những lo lắng khác xoay quanh việc người tiêu dùng có thể tiếp tục chi tiêu trong bao lâu khi tiền tiết kiệm giảm dần và gánh nặng nợ lãi cao chồng chất.

Ngoài ra, tình trạng nợ chồng chất của Chính phủ liên bang Mỹ cũng là một rào cản đối với tăng trưởng kinh tế. Nợ công của Mỹ đã vượt ngưỡng 34.000 tỷ USD lần đầu tiên trong lịch sử và tiếp tục tăng, còn thâm hụt ngân sách liên bang đã lên tới hơn 500 tỷ USD trong 3 tháng đầu tiên của năm tài khoá 2024.

Chính sách tài khóa và tiền tệ

Trong khi các quan chức ở cả hai bờ Đại Tây Dương tung ra các biện pháp kích thích tài chính để hỗ trợ nền kinh tế của họ khỏi tác động của Covid-19, thì Mỹ đã làm như vậy ở quy mô lớn hơn nhiều.

Sự hỗ trợ của Chính phủ, bao gồm cả việc tạm hoãn trả nợ, kết hợp với sự thay đổi mô hình tiêu dùng và “sự bùng nổ tái cấp vốn” trong bối cảnh lãi suất thấp kỷ lục - đã giúp lấp đầy kho bạc của người Mỹ.

  1. Du lịch Mỹ

Theo người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế vĩ mô toàn cầu tại ngân hàng ING của Hà Lan, Carsten Brzeski, khoản tiết kiệm tích lũy trong thời kỳ đại dịch, cho phép người tiêu dùng Mỹ tiếp tục chi tiêu, bất chấp giá cả tăng cao. Điều đó, bù đắp cho tác động tiêu cực của lạm phát đối với tiêu dùng, động lực chính của nền kinh tế Mỹ.

Tuy nhiên, người Mỹ đã khai thác quá mức “con heo đất của họ” trong vài năm qua, trong khi các tài khoản tiết kiệm ở các quốc gia khác hầu như không bị ảnh hưởng. McFee tại Oxford Economics cho biết, điều đó có thể tạo ra “những lỗ hổng” cho Mỹ trong tương lai.

Rất hiếm khi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ sánh ngang với tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc (nền kinh tế lớn thứ hai thế giới) đã có một khởi đầu năm mới vững chắc sau 3 năm hạn chế vì đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, sự phục hồi đã gặp trở ngại trong quý từ tháng 4 – 6, trong bối cảnh chi tiêu tiêu dùng yếu, bất động sản sụt giảm dai dẳng và nhu cầu toàn cầu đối với hàng hóa sản xuất của nước này giảm sút.

Nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Capital Economics, Julian Evans-Pritchard  cho biết, Trung Quốc đã lấy lại được một số động lực trong những tháng gần đây, với niềm tin của các hộ gia đình được cải thiện và doanh số bán lẻ tăng tốc.

Việc chính phủ tăng tốc chi tiêu để hỗ trợ nền kinh tế, cũng sẽ “mang lại một số động lực”.

Trong khi đó, một số CEO ngân hàng lớn, bao gồm Jane Fraser của Citigroup và Jamie Dimon, CEO của JPMorgan Chase, đã cảnh báo, nền kinh tế Mỹ có thể sớm rơi vào tình trạng kém chắc chắn hơn.

Nhưng về lâu dài, bức tranh kinh tế có vẻ sẽ sáng sủa hơn và có thể củng cố thêm vị thế dẫn đầu của Mỹ so châu Âu, trong những năm tới.

Đạo luật Giảm lạm phát của Tổng thống Joe Biden, dự kiến phân bổ 369 tỷ USD cho các dự án năng lượng sạch, có thể thu hút nhiều đầu tư hơn nữa vào Mỹ, vốn đã là một trong những nơi tốt nhất để huy động vốn trên toàn cầu.

Theo dữ liệu của OECD, chỉ riêng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, vốn đầu tư mạo hiểm tích lũy ở Mỹ đã đạt gần 450 tỷ USD trong thập kỷ qua. Con số này cao gấp đôi mức đầu tư vào AI ở Trung Quốc và gần gấp 10 lần so với EU hoặc Anh.

Nhà kinh tế trưởng về châu Âu tại Capital Economics, Andrew Kenningham cho rằng, sự tập trung của các công ty công nghệ tiên tiến và sự tiếp thu nhanh chóng các công nghệ mới, đã giúp Mỹ đạt được mức tăng năng suất mạnh mẽ, đặc biệt là so châu Âu và Anh.

Và theo Kenningham, với việc Mỹ đã sẵn sàng để tận dụng tối đa sự phát triển của AI, khoảng cách đó có thể được mở rộng...

Lạc quan về nền kinh tế 2024

Năm 2024, kinh tế Mỹ vẫn đối mặt với những thử thách lớn, từ chiến tranh Israel –Hamas, cho tới tình trạng đắt đỏ của giá nhà… Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, có nhiều lý do để lạc quan về nền kinh tế trong năm nay.

Thứ nhất là lạm phát xuống thang: Giới đầu tư, các nhà hoạch định chính sách đã kỳ vọng lạm phát sẽ giảm sau khi lập đỉnh 4 thập kỷ vào mùa hè năm 2022. Tuy nhiên, ít ai có thể biết trước lạm phát sẽ xuống thang nhanh đến như vậy. Tốc độ tăng hàng năm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ đã giảm còn 3,1% trong tháng 11 vừa qua, từ mức 9,1% vào tháng 6/2022.

Một báo cáo gần đây của nhà kinh tế học Ian Shepherdson nhấn mạnh rằng, tốc độ giảm lạm phát như vậy là “đáng kể”. Nhà kinh tế trưởng Mark Zandi của Moody’s Analytics dự báo đến cuối năm nay, lạm phát sẽ giảm về gần mục tiêu 2% mà Fed đề ra.

Một trong những nguyên nhân khiến lạm phát ở Mỹ giảm nhanh là giá xăng đi xuống. Sau khi vọt qua mốc 5 USD/gallon vào năm 2022, giá xăng ở nước này đã giảm mạnh trong năm ngoái.

Văn hóa Mỹ

Thứ hai là với việc lạm phát dịu đi, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã tạm dừng việc tăng lãi suất trong 3 cuộc họp liên tiếp, sau 11 đợt tăng dồn dập đe dọa đến tăng trưởng kinh tế và khiến nhà đầu tư lo lắng.

Giới chức Fed dự báo, sẽ giảm lãi suất 3 lần trong năm nay. Việc Fed giảm lãi suất,  đồng nghĩa với việc Ngân hàng Trung ương quyền lực nhất thế giới tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến chống lạm phát.

Lãi suất giảm - sẽ là một sự giải tỏa đối với người tiêu dùng Mỹ, vì sẽ làm giảm chi phí của các khoản vay thế chấp nhà, vay mua xe, vay thẻ tín dụng.

Thứ ba là lạm phát giảm, nỗi lo suy thoái tan dần, triển vọng cắt giảm lãi suất đang kích thích giá cổ phiếu ở Phố Wall tăng mạnh. Chỉ số S&P 500 đã kết thúc năm 2023 bằng chuỗi 9 tuần tăng liên tiếp - dài nhất kể từ năm 2004. Chỉ số Nasdaq tăng 43% cả năm, chỉ thiếu chút nữa thì đánh dấu năm tăng mạnh nhất 2 thập kỷ.

Hiện tại, đà tăng của chứng khoán Mỹ, chủ yếu phản ánh triển vọng lạc quan của nền kinh tế, xu hướng giảm của lạm phát và niềm tin vào một cuộc hạ cánh mềm.

Thứ tư là mặc chiến dịch tăng lãi suất của Fed, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ hiện chỉ ở mức 3,7%, gần thấp nhất trong nửa thế kỷ. Số người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu, một chỉ báo về hoạt động sa thải của các nhà sử dụng lao động, đang ở mức thấp kỷ lục, chỉ khoảng 218.000 người/tuần. Đây được xem là dấu hiệu cho thấy các chủ sử dụng lao động không muốn sa thải.

Thứ năm là trong phần lớn thời gian kinh tế Mỹ phục hồi sau đại dịch Covid-19, giá cả ở nước này tăng nhanh hơn so tiền lương của người lao động, đồng nghĩa tiền lương thực tế - sau khi trừ đi lạm phát - suy giảm.

Tuy nhiên, xu hướng này đã bắt đầu đảo ngược trong thời gian gần đây, với tốc độ tăng của tiền lương đuổi kịp lạm phát. Người ta lạc quan rằng, tốc độ tăng trưởng tiền lương ở Mỹ sẽ được đẩy nhanh trong năm 2024.

Tuy nhiên, những các dự báo lạc quan kể trên, đều có thể không trở thành hiện thực. Thực tế mấy năm qua cho thấy, những dự kiện bất ngờ hoàn toàn có thể xảy đến như đại dịch hay cuộc chiến tranh Nga - Ukraine, phá hỏng các dự báo kinh tế tươi sáng. Một sự kiện “thiên nga đen” tương tự, nếu xảy ra, sẽ phủ bóng đen lên bức tranh kinh tế Mỹ 2024…

Dẫu đó thì, vẫn hy vọng mọi chuyện sẽ diễn ra suôn sẻ, sau khi nền kinh tế Mỹ đã trải qua nhiều biến động trong mấy năm qua.

Một nhà kinh tế học đã nêu:

“Tôi muốn một năm 2024 mà mọi người đều có việc làm, cảm thấy thoải mái về thu nhập và không có điều gì xấu xảy đến. Những năm qua, đó không phải là câu chuyện của kinh tế Mỹ, do đại dịch mà ra. Nhưng đó có thể chính là câu chuyện của năm tới”...

 Những lý do khiến nền kinh tế Mỹ hùng mạnh:

Đề cao tự do thị trường; nền kinh tế tập trung vào các ngành dịch vụ; là quốc gia có lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào lớn nhất thế giới ; đảm bảo chính sách kinh tế vĩ mô; các công ty vừa và nhỏ chiếm phần lớn nền kinh tế; chính phủ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế; trữ lượng dầu mỏ khổng lồ; phát huy hiệu quả trong chính sách thu hút nhân tài; vị trí địa lý vô cùng thuận lợi; thị trường chứng khoán đứng đầu thế giới; đồng USD là loại tiền tệ dự trữ lớn nhất thế giới; sở hữu những thương hiệu hàng đầu thế giới…

Bài sau:Trung Quốc - nền kinh tế số 2

Thủy Hương(T/h)

Bài liên quan

Tin mới

TikTok bị xử phạt gần 1,9 triệu bảng vì không cung cấp kịp thời dữ liệu an toàn trẻ em
TikTok bị xử phạt gần 1,9 triệu bảng vì không cung cấp kịp thời dữ liệu an toàn trẻ em

Cơ quan quản lý viễn thông Ofcom của Anh vừa xử phạt nền tảng chia sẻ video trực tuyến TikTok gần 1,9 triệu bảng vì không cung cấp kịp thời dữ liệu an toàn trẻ em.

Giá lúa gạo hôm nay 27/7: Thị trường gạo tăng nhẹ
Giá lúa gạo hôm nay 27/7: Thị trường gạo tăng nhẹ

Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay (27/7) tại thị trường trong nước duy trì ổn định với gạo. Giá lúa tăng từ 100 đồng/kg.Thị trường gạo giá tăng nhẹ.

Việt Nam được định vị như thế nào trên bản đồ công nghệ thế giới?
Việt Nam được định vị như thế nào trên bản đồ công nghệ thế giới?

Trong cuộc đua công nghệ bán dẫn - AI, Việt Nam được định vị như thế nào trên bản đồ công nghệ thế giới?

THILOGI đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động logistics
THILOGI đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động logistics

Nhằm nâng cao năng lực hoạt động, tối ưu hóa chuỗi dịch vụ, hướng tới mô hình giao nhận - vận chuyển thông minh, THILOGI đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản trị hoạt động logistics.

Kiến nghị sửa quy định về tạm hoãn gọi nhập ngũ khi đang học
Kiến nghị sửa quy định về tạm hoãn gọi nhập ngũ khi đang học

Bộ Quốc phòng trả lời cử tri kiến nghị sửa Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự về tạm hoãn gọi nhập ngũ khi đang học.

Quy định mới tiêu chuẩn diện tích, trang thiết bị nội thất nhà ở công vụ từ ngày 1/8
Quy định mới tiêu chuẩn diện tích, trang thiết bị nội thất nhà ở công vụ từ ngày 1/8

Tiêu chuẩn mới về diện tích và định mức trang thiết bị nội thất nhà ở công vụ được quy định tại Quyết định số 11/2024/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.