Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xuất khẩu dầu của Mỹ sang châu Âu và châu Á có xu hướng tăng mạnh

Mỹ là quốc gia hưởng lợi lớn từ các lệnh trừng phạt đối với dầu mỏ của Nga và Venezuela khi các nhà cung cấp dầu của Mỹ đã thâm nhập vào các thị trường từng bị thống trị bởi OPEC+.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa (Ảnh: internet)

Xuất khẩu dầu của Mỹ đã lập 5 kỷ lục mới hàng tháng kể từ khi các quốc gia phương Tây bắt đầu áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga vào năm 2022. Dầu của Mỹ đang bắt đầu thay thế dầu thô mà Ấn Độ mua từ Nga, vì Ấn Độ là một trong những quốc gia mua dầu từ Nga nhiều nhất kể từ khi các biện pháp trừng phạt diễn ra.

Sự thay đổi này nhấn mạnh mức độ mà các biện pháp trừng phạt (ngoài Nga, Mỹ cũng gia hạn các hạn chế thương mại đối với Venezuela) đã giúp dầu thô Mỹ lấy được thị phần trên toàn thế giới. Trong khi dầu của Mỹ từ lâu đã trở thành nguồn cung dầu linh hoạt của thế giới, thì sự gián đoạn trong dòng năng lượng sau khi xung đột Nga-Ukraine diễn ra đã tạo ra lực hút mới cho dầu của Mỹ. Sau đó, các lô hàng đến châu Âu và châu Á đã tăng vọt, biến Mỹ thành một trong những nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới.

Sản lượng kỷ lục từ Mỹ - xuất hiện ngay khi OPEC+ hạn chế nguồn cung - cũng đã giúp các nhà sản xuất dầu của Mỹ có được chỗ đứng lớn hơn ở thị trường nước ngoài. Theo đó, giá dầu WTI tại Houston đang giao dịch gần mức cao nhất kể từ tháng 10.

Xuất khẩu dầu của Mỹ sang châu Âu và châu Á có xu hướng tăng mạnh
Xuất khẩu dầu của Mỹ sang châu Âu và châu Á có xu hướng tăng mạnh

Gary Ross, giám đốc quỹ phòng hộ tại Black Gold Investor cho biết: “Sản lượng của Mỹ đang tăng lên trong khi sản lượng của OPEC và Nga đang giảm - vì vậy, theo định nghĩa, Mỹ sẽ có nhiều thị phần hơn”.

Ấn Độ - quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn thứ ba và là người mua lớn thứ hai của Nga sau Trung Quốc - là thị trường mới nhất chứng kiến dòng dầu của Mỹ tràn vào. Theo dữ liệu từ công ty theo dõi dầu thô Kpler, các chuyến hàng của Mỹ đến Ấn Độ dự kiến sẽ tăng trong tháng 3 lên mức cao nhất trong gần một năm.

Dữ liệu tàu chở dầu của Bloomberg cho thấy, nhập khẩu dầu của Nga đã giảm khoảng 800.000 thùng/ngày kể từ mức cao nhất năm ngoái. Các chuyến hàng của Nga có thể giảm hơn nữa do các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ không còn nhận hàng từ các tàu chở dầu thuộc sở hữu của Sovcomflot PJSC - công ty gần đây đã bị Mỹ trừng phạt.

Trong khi nguồn cung của Mỹ không thể thay thế hoàn toàn dầu thô của Nga do sự khác biệt về chất lượng dầu và thời gian vận chuyển.

"Chắc chắn có một chút chuyển hướng hướng tới việc thu hút thêm dầu thô của Mỹ”, Matt Smith, nhà phân tích dầu mỏ châu Mỹ tại Kpler cho biết.

Các nhà máy lọc dầu Ấn Độ cũng đã tạm dừng mua dầu từ Venezuela trước khi hết hạn miễn trừ lệnh trừng phạt của Mỹ vào giữa tháng 4. Những nguồn cung này hiện đang ở mức thấp nhất trong năm nay.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), ngay cả trước khi có hàng loạt hạn chế thương mại mới nhất, Mỹ đã nhanh chóng trở thành nhà cung cấp chính cho châu Á – thị trường mà nhập khẩu của Mỹ đạt kỷ lục hàng năm vào năm ngoái.

Và tại châu Âu, phần lớn tránh dùng dầu của Nga kể từ sau xung đột Nga-Ukraine, xuất khẩu của Mỹ sẽ đạt kỷ lục 2,2 triệu thùng/ngày trong tháng 3.

Tuy nhiên, không phải tất cả lực kéo từ châu Âu đều là do các lệnh trừng phạt. Nhập khẩu vào Hà Lan đã tăng kể từ khi dầu WTI được đưa vào tiêu chuẩn dầu Brent trong năm ngoái, đảm bảo dầu thô của Mỹ sẽ trở thành một phần của người châu Âu.

Tuy nhiên, các lô hàng chở dầu đã tăng rõ rệt sau khi các lệnh trừng phạt được áp dụng sau khi các quốc gia châu Âu tìm kiếm các nguồn cung cấp ngoài Nga. Nhập khẩu dầu từ Mỹ vào Pháp đã tăng gần 40% từ năm 2021 đến năm 2023, trong khi nhập khẩu vào Tây Ban Nha tăng 134%.

“Khi sản lượng của Mỹ tiếp tục tăng cao hơn, mỗi thùng dầu gia tăng được sản xuất đều có khả năng sẽ được xuất khẩu”, nhà phân tích Matt Smith cho biết.

Hà Trần (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Trường Sa hướng về một nhân cách lớn
Trường Sa hướng về một nhân cách lớn

Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, quân dân huyện đảo Trường Sa bàng hoàng, xúc động; tiếc thương nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc mà bình dị, trọn đời vì nước, vì dân. Biến đau thương thành hành động, quân dân Trường Sa nguyện đem hết sức mình xây dựng huyện Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước, là pháo đài vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Long An đấu thầu tìm nhà đầu tư cho dự án hơn 11.000 tỷ đồng.
Long An đấu thầu tìm nhà đầu tư cho dự án hơn 11.000 tỷ đồng.

Dự án có diện tích gần 215 ha. Quy mô dân số khoảng 30.681 người. Tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng.

Long An phê duyệt khu công nghiệp 466 ha
Long An phê duyệt khu công nghiệp 466 ha

Vừa qua, HĐND tỉnh Long An đã có quyết nghị thống nhất thông qua đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2.000 khu công nghiệp (KCN) Lộc Giang ở khu vực giáp ranh với TP.HCM, Tây Ninh.

Hơn 20,5 triệu cổ phiếu Tập đoàn Tiến Thịnh sẽ giao dịch trên UPCoM trong ngày 2/8
Hơn 20,5 triệu cổ phiếu Tập đoàn Tiến Thịnh sẽ giao dịch trên UPCoM trong ngày 2/8

Ngày 2/8, hơn 20,5 triệu cổ phiếu TT6 của Công ty cổ phần Tập đoàn Tiến Thịnh vừa được Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) chấp thuận đưa vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX, với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 10.400 đồng/cổ phiếu.

Cấm bay một năm đối với hành khách tung tin có lựu đạn trong hành lý
Cấm bay một năm đối với hành khách tung tin có lựu đạn trong hành lý

Ngày 27/7, tin từ Cục Hàng không Việt Nam, đơn vị đã ra quyết định cấm vận chuyển bằng đường hàng không có thời hạn và áp dụng biện pháp kiểm tra trực quan bắt buộc đối với hành khách tung tin có lựu đạn trong vali tại sân bay quốc tế Đà Nẵng.

Sơn La kêu gọi đầu tư dự án nhà ở 2.500 tỷ đồng
Sơn La kêu gọi đầu tư dự án nhà ở 2.500 tỷ đồng

Diện tích khu đất dự án khoảng 38,7ha, dự kiến thực hiện tại xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu.