Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

10 lỗi vi phạm giao thông và mức phạt mà người điểu khiển xe máy vi phạm nhiều nhất

Bị phạt tối đa đến 8 triệu đồng nếu sử dụng rượu bia hay bị phạt đến 1 triệu đồng nếu đeo tai nghe khi lái xe... là những điều người điều khiển xe máy cần chú ý.

Nghị định 100 thay thế Nghị định 46/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - đường sắt có hiệu lực thi hành từ 1/1/2020 bổ sung, tăng nặng nhiều hành vi vi phạm đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy.

1. Mức xử phạt cao nhất đối với người đi xe máy là vi phạm nồng độ cồn

Theo đó, Điểm e Khoản 8 Điều 6 quy định: Phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Hành vi này Nghị định 46 chỉ xử phạt 3 - 4 triệu đồng.

Ở mức thấp hơn, Nghị định phạt tiền từ 4 - 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Nghị định 46 chỉ xử phạt 1 - 2 triệu đồng.

Đáng chú ý nếu như Nghị định 46 trước đây vẫn cho phép tỷ lệ cồn nhất định thì nay Nghị định 100 xử phạt từ 2 - 3 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là tước GPLX từ 22 - 24 tháng.

2. Chạy quá tốc độ

Phạt tiền từ 200.000 - 300.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5 km/h đến dưới 10 km/h. Trước đây, Nghị định 46 chỉ xử phạt 100.000 - 200.000 đồng.

Phạt tiền từ 600.000 - 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h.

Phạt tiền từ 4 - 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h. Nghị định 46 chỉ xử phạt 3 - 4 triệu đồng.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là tước GPLX từ 2 - 4 tháng.

Phạt tiền từ 600.000 - 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông

Phạt tiền từ 600.000 - 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông

3. Không đội mũ bảo hiểm

Phạt tiền từ 200.000 - 300.000 đồng đối với người điều khiển xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ. Nghị định 46 chỉ xử phạt 100.000 - 200.000 đồng.

Điểm k Khoản này cũng xử phạt người điều khiển xe chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

4. Đi xe kẹp ba

Phạt tiền từ 200.000 - 300.000 đồng đối với người điều khiển xe Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

5. Đi xe kẹp bốn

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe chở theo từ 3 người trở lên trên xe.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là tước GPLX từ 1 - 3 tháng.

6. Đi sai làn đường

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều).

7. Đi vào đường cấm

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.

8. Đi vào đường ngược chiều

Phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.

9. Sử dụng điện thoại, đeo tai nghe

Phạt tiền từ 600.000 - 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là tước GPLX từ 1 - 3 tháng.

10. Vượt đèn đỏ

Phạt tiền từ 600.000 - 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là tước GPLX từ 1 - 3 tháng.

Hằng Vương(t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Về lâu dài, cần tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài nguyên nước. Có hệ thống công trình thủy lợi chống mặn; Phát triển hệ thống hồ chứa nước ngọt, cung cấp nước sạch liên vùng; Thay đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý, phát triển các giống cây trồng chống chịu với hạn hán và xâm nhập mặn.

Xúc tiến, kết nối du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng
Xúc tiến, kết nối du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức Hội nghị xúc tiến - kết nối du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) mở rộng nhằm tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý du lịch, thu hút đầu tư và xây dựng sản phẩm du lịch.

Thanh Hóa thực hiện liên thông dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe
Thanh Hóa thực hiện liên thông dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe

Tính đến tháng 4/2024, tỉnh Thanh Hóa đã có 66.614 giấy khám sức khỏe được liên thông qua cổng thông tin tiếp nhận dữ liệu giám định BHYT để phục vụ việc cấp bằng lái xe thông qua dịch vụ công trực tuyến.

Sắp diễn ra Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024
Sắp diễn ra Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024

Dịp Lễ 30/4, TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa sẽ là điểm đến sôi động hàng đầu Miền Bắc, với chuỗi sự kiện quy mô, hoành tráng, nổi bật nhất là sự kiện khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024 với chủ đề “Sầm Sơn rực rỡ sắc màu”, sẽ diễn ra tối 27/4.

2 lãnh đạo cấp cao của PGBank xin từ nhiệm
2 lãnh đạo cấp cao của PGBank xin từ nhiệm

Theo thông tin từ PGBank, ông Nguyễn Thành Tô, Phó Tổng giám đốc PGBank và ông Nguyễn Thành Lâm, Thành viên HĐQT độc lập đều cùng xin từ nhiệm với lý do cá nhân.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị hỗ trợ thông quan lượng vàng nhập khẩu phục vụ đấu thầu
Ngân hàng Nhà nước đề nghị hỗ trợ thông quan lượng vàng nhập khẩu phục vụ đấu thầu

Tại văn bản gửi Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước đề nghị phối hợp quản lý hoạt động kinh doanh vàng; thực hiện nhiệm vụ, giải pháp bình ổn và quản lý thị trường vàng được giao tại các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.