Nếu trừ đi 2,2 tỷ USD nhập khẩu trong lĩnh vực này, thì nông - lâm - thủy sản đã xuất siêu tới 7 tỷ USD, giúp làm nên thành tích xuất siêu 1,23 tỷ USD của cả nước.

Với 8 mặt hàng nông sản ghi danh vào câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD, điều đáng lo là ngoại trừ hạt tiêu, 7 mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác lại quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

10 tháng đầu năm, nông nghiệp xuất siêu 7 tỷ USD - Hình 1

Các mặt hàng nông sản nước ta phụ thuộc khá nhiều vào thị trường Trung Quốc (Ảnh minh họa)

Thị trường Trung Quốc đang đứng vị trí thứ nhất của mặt hàng gạo với 39,3% thị phần; cao su xuất khẩu gần 1,7 tỷ USD, thì riêng thị trường Trung Quốc đã đạt hơn 1 tỷ USD.

Mặt hàng rau quả - ngôi sao đang lên thời gian gần đây - thị trường Trung Quốc cũng chiếm thị phần tới 76%, tốc độ tăng trưởng 53%.

Xuất khẩu rau quả sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc chỉ chiếm thị phần khá nhỏ (lần lượt 3,6%, 2,9%, và 2,6%). 

Tương tự, với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như hạt điều, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, Trung Quốc cũng là thị trường chủ chốt với thị phần khá lớn, từ  9 - 14%.

Tuy thị trường này chiếm thị phần lớn, thế nhưng giá xuất khẩu nông sản nước ta sang Trung Quốc đa phần thấp hơn nhiều thị trường khác, thiếu bền vững và khả năng bị ép khá giá cao.

ở một khía cạnh khác, mặt hàng có khả năng đạt kim ngạch 1 tỷ USD năm nay là sắn và các sản phẩm từ sắn (đạt gần 790 triệu USD trong 10 tháng đầu năm) cũng có mức độ phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc rất cao, 87%. 

Không chỉ phụ thuộc đầu ra, mà đa phần nguyên liệu, vật tư của ngành nông nghiệp vẫn phải dựa vào thị trường Trung Quốc. Cụ thể, 10 tháng đầu năm, cả nước nhập khẩu 1,02 tỷ USD phân bón, trong đó riêng từ thị trường Trung Quốc là gần 40%.

Nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu 10 tháng đầu năm đạt 805 triệu USD, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm gần 54%.

Tương tự, thị trường Trung Quốc cũng đang chiếm 16,3% thị phần nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam và chiếm 17% thị phần hàng rau quả nhập khẩu của Việt Nam. 

Hà Long