Cụ thể, lĩnh vực tài chính ngân hàng dẫn đầu về vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm là 105,7 triệu USD, chiếm 29,5% tổng vốn đầu tư; lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đứng thứ hai với 68,4 triệu USD và chiếm 19,1% tổng vốn đầu tư.

11 tháng năm 2018, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài tăng 357,5 triệu USD. - Hình 1

(Ảnh minh họa)

Công nghiệp chế biến, chế tạo đứng thứ 3 với 50,9 triệu USD, chiếm 14,2% tổng vốn đầu tư. Còn lại là các dự án thuộc các lĩnh vực khác.

Việt Nam đã đầu tư sang 35 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó, Lào là địa bàn dẫn đầu với 97,6 triệu USD, chiếm 27,3% tổng vốn đầu tư. Australia xếp thứ 2 với 52,7 triệu USD, chiếm 14,7% tổng vốn đầu tư.

Với 1 dự án có vốn đầu tư Việt Nam là 35,9 triệu USD, Slovakia xếp thứ 3 và chiếm 10% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Campuchia, Cuba, Myanmar.

Riêng trong năm 2017, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm đầu tư ra nước ngoài là 350 triệu USD. Như vậy, luỹ kế đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài khoảng 22,1 tỷ USD.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ năm 2006 đến nay là giai đoạn "bùng nổ" đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Tính đến tháng 1/2017, Việt Nam đang có 1.188 dự án đầu tư tại 70 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký gần 21,4 tỷ USD. Đó là những con số "trong mơ" của doanh nghiệp Việt 20 năm trước.

 Ngọc Linh