Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

3 dự án bị Thanh tra Chính phủ kiến nghị thu hồi, Intresco – ITC có năng lực đến đâu?

Trong số 13 dự án tại Khu đô thị Nam TP. HCM bị Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng xem xét, thu hồi thì có đến 3 dự án bất động sản của Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Nhà (Intresco - ITC).

Như Thương hiệu và Công luận đã thông tin, Thanh tra Chính phủ vừa kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND TP. HCM xem xét, thu hồi 13 dự án treo đất hàng chục năm tại Khu đô thị Nam TP. HCM. Bởi, theo kiểm tra, rà soát của Thanh tra Chính phủ, việc đầu tư của nhiều dự án tại Khu đô thị phía Nam thành phố không thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án đầu tư. Việc lựa chọn nhà đầu tư do UBND thành phố hoặc Ban quản lý khu Nam chỉ định, chấp thuận địa điểm đầu tư, chấp thuận đầu tư dự án, không có hồ sơ, văn bản thẩm định về năng lực của nhà đầu tư.

Danh sách 13 dự án treo đất hàng chục năm tại Khu đô thị Nam TP. HCM bị Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND TP. HCM xem xét, thu hồi
Danh sách 13 dự án treo đất hàng chục năm tại Khu đô thị Nam TP. HCM bị Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND TP. HCM xem xét, thu hồi. (ẢNH: PV)

Việc đầu tư tràn lan, dàn trải dẫn đến hiện nay chưa có dự án nào hoàn thành, đều trong tình trạng dở dang, hầu hết các dự án được giao đất từ những năm 2000, nhưng đa số chưa hoàn thành việc bồi thường giải phóng mặt bằng nên chưa thực hiện được việc đầu tư xây dựng, không đảm bảo tiến độ đề ra. Hầu hết các dự án đầu tư tại đây đều vi phạm về thủ tục đầu tư, cụ thể là UBND thành phố hoặc Ban quản lý khu Nam có văn bản chấp thuận đầu tư khi chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt.

Gần 20 năm khách hàng nhận “đất trên giấy” từ Intresco - ITC

Trong 13 dự án treo đất hàng chục năm tại Khu đô thị Nam TP. HCM bị Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND TP. HCM xem xét, thu hồi thì có đến 3 dự án bất động sản của Intresco - ITC. Đây cũng là những dự án lùm xùm nhiều năm qua chưa giải quyết của đơn vị này.

Cụ thể, 3 dự án trong diện bị kiến nghị thu hồi của Intresco bao gồm:

Khu 6A Khu dân cư Intresco diện tích 6,91ha triển khai từ năm 2001 nhưng đến nay mới giải phóng mặt bằng được 64%.

Dự án đầu tư hạ tầng KT chính khu 6B diện tích đất giao 21,73ha triển khai năm 2001 đến nay mới giải phóng mặt bằng được 56%.

Dự án phát triển nhà ở tại Lô số 5 diện tích 6,73ha mới giải phóng mặt bằng được 62% dù triển khai năm 2001.

Cùng với đó, Intresco - ITC có nhiều dự án chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất ở Khu đô thị này, gồm: Dự án Phát triển nhà ở Lô số 5 (6,73ha), Khu dân cư Green City (12,54ha- đã giải phóng mặt bằng xong 100%). Các dự án trên đều thuộc diện được UBND TP. HCM thực hiện giao đất bằng quyết định tạm giao đất, sau bồi thường mới có quyết định giao đất chính thức làm căn cứ để xác định nghĩa vụ tài chính về đất. Điều này đã dẫn đến việc chủ đầu tư chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất, có nguy cơ gây thất thu ngân sách nhà nước về tiền sử dụng đất và tiền thuê đất.

h
Liên quan đến những dự án bị đề xuất thu hồi, thời gian qua nhiều khách hàng đã đến trụ sở của Intresco - ITC để đòi quyền lợi. (ẢNH: PV)

Trong các dự án trên, tai tiếng nhất là dự án Khu dân cư 6A Intresco. Dự án này sau khi được phê duyệt đề án quy hoạch chi tiết sử dụng đất tỷ lệ 1/500 thì đã được đưa ra huy động vốn. Người dân đã nộp tiền theo hình thức góp vốn để mua đất nền tại dự án này nhưng gần 20 năm qua, dự án vẫn chỉ nằm yên trên giấy dù người mua ròng rã nhiều năm đòi quyền lợi.

Bởi tại thời điểm những năm 2003, hàng trăm khách hàng ký hợp đồng góp vốn mua đất tại dự án khu dân cư 6A của Intresco - ITC, đến nay đã được gần 20 năm nhưng họ vẫn chưa nhận được đất. Sau nhiều cuộc họp giữa cư dân và chủ đầu tư nhưng mọi việc vẫn án binh bất động.

Theo bà N.T.B, khách hàng mua đất tại dự án này cho biết, sự việc từ năm 2003, khi đó bà là cán bộ thuộc Intresco - ITC, được mua một nền đất 100m2 tại khu E của Dự án với giá 150 triệu đồng theo hình thức góp vốn.

Theo hợp đồng, bà có nghĩa vụ góp vốn làm 4 đợt, sau 36 tháng kể từ ngày ký hợp đồng thì phía Intresco sẽ giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, làm xong hạ tầng kỹ thuật, lắp hệ thống điện nước, giao thông để cho người dân xây nhà ở. Tuy nhiên, từ đó đến nay đã được14 năm nhưng bà vẫn chưa nhận được đất vì chủ đầu tư vẫn chưa đền bù giải tỏa giải xong.

Một trường hợp khác, ông B.T.H cũng mua một nền đất tại đây, hình thức thanh toán và các nghĩa vụ của cả 2 bên được ghi trong hợp đồng đều giống như trên, tuy nhiên đến nay, ông cũng giống như hàng trăm khách hàng khác, vẫn “ngồi chờ đất”.

 “Nội lực” Intresco – ITC có đủ để thực hiện dự án?

Liên quan đến những dự án bất động sản của Intresco - ITC “góp mặt” trong 13 dự án treo đất hàng chục năm (tại Khu đô thị Nam TP. HCM) bị Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND TP. HCM xem xét, thu hồi.

Theo tìm hiểu của Phóng viên, tại dự án Khu dân cư 6A Intresco, thời điểm cuối năm 2017, dù đã nhận tiền của gần 300 người dân nhưng Intresco - ITC mới chỉ làm hợp đồng góp vốn cho 47 người. Số còn lại, Intresco - ITC chỉ làm phiếu thu tiền của người dân mà không làm hợp đồng góp vốn. Không những thế, sau khi làm quy hoạch, dù chưa thực hiện xong phần đền bù giải tỏa dự án, thì tháng 11/2006, Intresco - ITC lại mang một phần lớn đất dự án, trong đó có những phần đã bán cho người dân, đem bán cho Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát.

t
Một phần báo cáo tài chính năm 2020 của Intresco - ITC thể hiện khoản nợ phải trả ngắn hạn khác của công ty này tăng đến 255% so với đầu năm. (ẢNH: PV)

Ngoài ra, báo cáo tài chính công ty mẹ của Intresco - ITC cho biết, chi phí đầu tư dở dang tại dự án khu 6A tính đến cuối năm 2020 là 132,3 tỷ đồng. Khoản người mua trả tiền trước (khoản ứng trước của khách mua đất nền) tại dự án này là 109,5 tỷ đồng. Trong khi đó, Intresco - ITC đang đem hơn 42 tỷ đồng đi gửi ngân hàng không kỳ hạn.

Báo cáo tài chính của Intresco - ITC cũng cho thấy doanh nghiệp này tiếp tục huy động vốn qua vay nợ trong năm vừa qua. Nợ phải trả của Intresco - ITC cuối năm 2020 ở mức 2.322 tỷ đồng, trong đó tăng vay nợ dài hạn. Tổng vay nợ tài chính của Intresco - ITC là 828 tỷ đồng.

Báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy, năm 2020, công ty phải trả tới 39,7 tỷ chi phí lãi vay, trong đó riêng Quý 4 phải chi trả đến 33,6 tỷ chi phí lãi vay. Con số này gấp tới 8 lần chi phí năm 2019. Intresco - ITC cho biết, Quý 4 là giai đoạn bàn giao nên lãi vay không vốn hóa vào chi phí đầu tư mà đưa vào chi phí tài chính.

Các khoản phải trả người bán ngắn hạn, phải trả người lao động và phải trả ngắn hạn khác của Intresco - ITC đều lần lượt tăng 96%, 150% và 255%.

Đáng nói, hơn 10 trang thuyết minh chi tiết các thông tin về các khoản nợ phải trả trên không biết "vô tình hay cố ý" mà không xuất hiện trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được công bố trên website và cả trên Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM.

h
Theo báo cáo soát xét giữa năm 2020, hiện Intresco đang tập trung vào dự án Terra Royal, phần lớn các khoản vay đều chủ yếu dùng để phục vụ cho việc phát triển dự án này (ẢNH: phối cảnh dự án Terra Royal tại giao lộ Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lý Chính Thắng, phường 8, Quận 3,TP. HCM do Intresco – ITC làm chủ đầu tư)

Bên cạnh đó, mới đây (ngày 08/2/2021) Cục Thuế TP. HCM có quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với đơn vị này với tổng mức truy thu và phạt khoảng 2,41 tỷ đồng.

Trong đó, truy thu số tiền thuế hơn 1,8 tỷ đồng bao gồm truy thu thuế GTGT và truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời, tiền chậm nộp tiền thuế phải nộp là hơn 245 triệu đồng.

h
Một phần Quyết định xử phạt của Cục Thuế TP. HCM về vi phạm của Intresco - ITC (ẢNH: PV) 

Về xử phạt hành chính, Intresco - ITC bị phạt hơn 360 triệu đồng. Trong đó bao gồm phạt hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế GTGT phải nộp là 58,94 triệu đồng và phạt hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 301,44 triệu đồng.

Với tình hình tài chính hiện tại của Intresco - ITC và những lùm xùm liên quan đến 3 dự án của đơn vị này tại Khu đô thị Nam TP. HCM trong thời gian qua, dư luận có quyền đặt câu hỏi: Nếu không bị Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND TP. HCM xem xét, thu hồi thì Intresco có đủ năng lực để thực hiện các dự án trên hay không?

Hoàng Dương - Nguyễn Tùng

Bài liên quan

Tin mới

Điện Biên nỗ lực đưa điện về bản
Điện Biên nỗ lực đưa điện về bản

Chương trình "Bừng sáng Điện Biên" với mục tiêu khai thác tối đa tiềm năng phát triển nguồn điện trên địa bàn đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời phát triển lưới điện nông thôn đưa điện lưới quốc gia đến 100% số thôn bản với ít nhất 98% số hộ dân được sử dụng điện.

Vì sao hoá đơn tiền điện tháng Tư tăng cao?
Vì sao hoá đơn tiền điện tháng Tư tăng cao?

Trong tháng 4/2024, sản lượng tiêu thụ của toàn TP. HCM đạt hơn 2,75 tỷ kWh so với tháng 3/2024 là 2,44 tỷ kWh, tăng 12,44%. Trong số 2,47 triệu khách hàng là hộ gia đình trên địa bàn Thành phố thì có đến 1,8 triệu khách hàng sử dụng điện từ bậc 4 trở lên.

Bầu Phó Bí thư Đảng ủy PVN, chỉ định 7 đồng chí tham gia BCH Đảng bộ Tập đoàn
Bầu Phó Bí thư Đảng ủy PVN, chỉ định 7 đồng chí tham gia BCH Đảng bộ Tập đoàn

Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương chỉ định 7 đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá
Chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao đẩy mạnh triển khai thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đặt ra tại các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị số 12/CT-TTg các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thông báo số 36/TB-VPCP của Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá.

Tiền Giang xử phạt 2 cơ sở có nhiều vi phạm trong kinh doanh phân bón
Tiền Giang xử phạt 2 cơ sở có nhiều vi phạm trong kinh doanh phân bón

Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 02 cơ sở có hành vi buôn bán phân bón giả, không đảm bảo chất lượng và không niêm yết giá; trị giá tang vật vi phạm gần 70 triệu đồng.

Những kế sách nào đưa 'con tàu' kinh tế - xã hội năm 2024 về đích?
Những kế sách nào đưa 'con tàu' kinh tế - xã hội năm 2024 về đích?

Theo nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm thì, muốn đưa "con tàu" kinh tế-xã hội năm 2024 về đích thì Chính phủ và các địa phương cần thực hiện 6 nhóm giải pháp.