Nguyên nhân gây thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp là bệnh lý xương khớp mãn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa khớp là do tuổi tác cao, tuổi càng cao thì xương khớp càng có nguy cơ bị thoái hóa, đặc biệt ở những người ngoài 60 tuổi. Bên cạnh đó một số yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp sớm bao gồm thừa cân, béo phì, thói quen ít vận động. Một số bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, nhiễm trùng khớp cũng có thể gây ra hậu quả là thoái hóa khớp.
Bệnh lý với đặc trưng là tình trạng tổn thương sụn, xương dưới sụn và thiếu hụt dịch nhầy bôi trơn khớp. Khi khớp bị thoái hóa, bề mặt sụn bị bào mòn dần, xù xì, để lộ ra xương dưới sụn. Các đầu xương cọ xát với nhau lâu ngày sẽ gây ra phản ứng viêm và xuất hiện các triệu chứng như đau, sưng đỏ khớp.
Thoái hóa khớp có mấy giai đoạn?
Thông thường thoái hóa khớp được chia làm 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn 4 là nghiêm trọng nhất, người bệnh có nguy cơ phải phẫu thuật thay thế khớp mới.
Giai đoạn 1: Giai đoạn này thường không có triệu chứng rõ ràng, người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh đau nhức xương khớp thông thường. Thoái hóa khớp thông thường sẽ xuất hiện ở đầu gối trước, tuy nhiên cũng có người bệnh bị thoái hóa khớp háng đầu tiên. Trong giai đoạn đầu, người bệnh vẫn có thể đi lại và sinh hoạt như bình thường. Chỉ trong trường hợp vận động nhiều như chơi thể thao, bê vác nặng, co duỗi khớp liên tục thì mới gặp tình trạng đau khớp. Lúc này trên phim chụp x-quang cũng chưa xuất hiện những tổn thương bất thường ở khớp.
Giai đoạn 2: Các triệu chứng đau nhẹ bắt đầu xuất hiện thường xuyên hơn. Lớp sụn tại khớp chưa bị tổn thương nhiều, dịch khớp vẫn tiết ra đầy đủ nên chưa gặp tình trạng khô cứng khớp. Tuy nhiên các gai xương đã bắt đầu hình thành, khi người bệnh vận động các gai xương sẽ đâm vào các mô bên trong khớp gây ra cảm giác đau nhói. Khi thời tiết chuyển lạnh và vào sáng sớm người bệnh sẽ có cảm giác đau cứng các khớp. Trên phim chụp x-quang bác sĩ sẽ nhận thấy lớp sụn khớp đã bắt đầu bị bào mòn, khe khớp hẹp hơn và xuất hiện hình ảnh của gai xương
Giai đoạn 3: Giai đoạn này khớp đã có sự tổn thương rõ rệt, thoái hóa khớp cũng diễn ra nhanh hơn. Người bệnh cảm nhận rõ các cơn đau khó chịu khớp trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Sụn khớp bị bào mòn và vỡ ra, xương dưới sụn dày lên thành cục, các mô khớp bị viêm tiết ra dịch nhầy bất thường và gây viêm bao hoạt dịch.
Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn thoái hóa khớp nặng và nghiêm trọng nhất. Các triệu chứng bệnh cũng xuất hiện rõ ràng hơn, người bệnh bị cứng khớp, viêm đau nhức rõ rệt, nhiều người bệnh thậm chí không thể đi lại bình thường. Hình ảnh chụp x-quang thấy khe khớp hẹp nhiều, gai xương xuất hiện với kích thước lớn, các đầu sụn bị bào mòn hoàn toàn hoặc chỉ còn lại rất ít. Người bệnh có nguy cơ phải phẫu thuật thay thế khớp để duy trì khả năng vận động.
Làm thế nào để kiểm soát bệnh thoái hóa khớp?
Hiện nay phác đồ điều trị tập trung vào giảm đau, cải thiện các triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó bác sĩ có thể kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau để phục hồi chức năng vận động của khớp, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và phòng ngừa biến chứng tàn phế khớp.
3.1 Phương pháp không sử dụng thuốc
Giảm cân, duy trì cân nặng: Giảm cân sẽ giúp giảm bớt áp lực lên khớp đáng kể, khớp không bị quá tải, từ đó giảm triệu chứng đau khớp rõ rệt. Ngoài ra giữ cân nặng hợp lý cũng giúp khớp chậm thoái hóa, duy trì chức năng của các bộ phận bên trong khớp gối tốt hơn.
Tập luyện thể thao thường xuyên: Người bệnh bị thoái hóa khớp nên tập thể dục đều đặn, bởi các bài tập sẽ giúp xương khớp linh hoạt hơn, tăng phạm vi cử động trong khoang khớp, phòng ngừa teo cơ. Người bệnh có thể bắt đầu bằng các bài tập yoga nhẹ nhàng, chạy bộ, đi bộ đường dài, sau đó khi khớp đã bắt đầu quen với cường độ tập luyện thì có thể tăng dần tần suất tập.
Xoa bóp, mát xa khớp: Người bệnh bị thoái hóa khớp có thể gặp tình trạng co thắt cơ. Trường hợp này người bệnh có thể áp dụng phương pháp mát xa kết hợp cùng chườm nóng để thư giãn các cơ bắp và làm dịu cơn đau khớp tạm thời.
Thay đổi chế độ ăn hàng ngày: Người bệnh nên ăn nhiều loại thực phẩm giàu omega-3, vitamin C, beta-carotene giúp hỗ trợ kiểm soát tốt cân nặng, phục hồi sụn khớp và giảm các phản ứng sưng viêm tại khớp.
3.2 Sử dụng thuốc tây y
Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc tây có tác dụng giảm đau, kháng viêm để duy trì chức năng vận động cho khớp và kiểm soát bệnh tốt hơn.
Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid như aspirin, ibuprofen, naproxen…
Thuốc corticosteroid: Thuốc có tác dụng giảm nhanh các cơn đau khớp và tình trạng sưng viêm cục bộ tại khớp. Tuy nhiên người bệnh không nên lạm dụng thuốc và tự ý sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ, bởi tác dụng phụ của thuốc có thể gây ra viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan, thận.
3.3 Sử dụng CốtWells với thành phần chính từ màng vỏ trứng
Màng vỏ trứng được coi là hợp chất vàng trong kiểm soát và cải thiện các triệu chứng của thoái hóa khớp. Màng vỏ trứng tự nhiên giàu bốn dưỡng chất cho khớp là collagen type 1, chondroitin, glucosamine, acid hyaluronic. Trong đó collagen type 1 là thành phần chính cấu tạo nên hơn 90% trọng lượng khô của gân và dây chằng khớp. Chondroitin, glucosamine giúp hỗ trợ bảo vệ và tái tạo bề mặt sụn khớp, acid hyaluronic bôi trơn ổ khớp, giúp khớp vận động trơn tru, linh hoạt. Cốt Wells với thành phần chính từ màng vỏ trứng kết hợp cùng thảo dược nhũ hương, dây đau xương và dưỡng chất glucosamine, MSM, dimethylglycine giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp. Sản phẩm hỗ trợ làm trơn ổ khớp, giúp khớp vận động linh hoạt, hỗ trợ giảm đau, mỏi khớp và nguy cơ thoái hóa khớp.
CốtWells dùng cho người bị khô khớp, cứng khớp, đau mỏi khớp, thoái hóa khớp. Sản phẩm được chiết xuất bằng công nghệ Lượng tử hiện đại giúp sàng lọc bụi bẩn, tạp chất và chiết xuất dưỡng chất tinh khiết, an toàn cho người sử dụng. Người bệnh bị thoái hóa khớp nên sử dụng CốtWells mỗi ngày để dây chằng, gân khớp dẻo dai, không còn nhức mỏi gối, leo đèo chẳng đau.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Phương Linh