Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

72 đại biểu đăng ký chất vấn "tư lệnh" ngành xây dựng Nguyễn Thanh Nghị

Số liệu trên chỉ ra rằng, vấn đề xây dựng đang rất được quan tâm. Tại phiên chất vấn đầu tiên, chiều 03/11, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên chất vấn và nhấn mạnh đối với 04 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực xây dựng.

Bốn nhóm vấn đề của lĩnh vực xây dựng được các Đại biểu Quốc hội chất vấn

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị trả lời chất vấn 04 nhóm vấn đề lớn của ngành xây dựng. Ảnh Quochoi.vn
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị trả lời chất vấn 04 nhóm vấn đề lớn của ngành xây dựng. Ảnh Quochoi.vn.

1.Thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý phát triển đô thị của Việt Nam, nhất là ở các thành phố lớn. Việc di dời trụ sở bộ, ngành khỏi nội đô thành phố Hà Nội.

2.Quản lý thị trường bất động sản; Việc xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong hoạt động giao dịch, huy động vốn, kinh doanh bất động sản.

3.Việc xây dựng nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, công nhân lao động, nhất là tại các khu kinh tế, khu công nghiệp và các thành phố lớn.

4.Trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng trong xây dựng, ban hành, thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật, đơn giá, định mức trong xây dựng cơ bản. Việc kiểm soát giá và bảo đảm nguồn nguyên, vật liệu để xây dựng các công trình, dự án, nhất là các dự án quan trọng quốc gia.

Tại nghị trường Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị trả lời chất vấn rằng, việc xây nhà ở xã hội đã đạt được kết quả, nhưng chưa như mong muốn, mới đạt được 7,79 triệu m2 so với yêu cầu 12 triệu m2.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lệ, Đoàn TP. HCM nêu thực trạng nguồn cung nhà ở xã hội còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu của đối tượng người có thu nhập thấp, Bộ Xây dựng sẽ ban hành chính sách gì để phát triển nhà ở xã hội, tăng nguồn cung?

Đại biểu Nguyễn Thị Lệ, đoàn TP. HCM
Đại biểu Nguyễn Thị Lệ, đoàn TP. HCM. Ảnh Quochoi.vn.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, việc xây nhà ở xã hội thời gian qua đã đạt được kết quả nhưng so với yêu cầu đặt ra chưa như mong muốn của công nhân, viên chức, người lao động. Mới đạt được 7,79 triệu m2 so với yêu cầu 12,5 triệu m2. Quỹ đất nhà ở xã hội mới đáp ứng 31,36%.

"Còn một loạt tồn tại, vướng mắc cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung", Bộ trưởng nói. Cụ thể là, xác định giá nhà ở xã hội, chính sách ưu đãi cho chủ đầu tư nhà ở xã hội, quy định nhà ở xã hội phải dành tối thiểu 20% cho thuê, vốn là những hạn chế trong phát triển nhà ở xã hội. Việc bố trí nguồn vốn xây nhà xã hội cũng gặp nhiều khó khăn, mới đáp ứng được 35% yêu cầu, chưa có quy định để tổ chức, hợp tác xã được thuê mua nhà ở xã hội..

Thời gian qua một số địa phưng chưa thực sự quan tâm xây dựng nhà ở xã hội, nhà công nhân, nên chưa đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, hàng năm; chưa xác định rõ quỹ đất; chưa quan tâm xây dựng hạ tầng kỹ thuật quanh khu vực làm nhà ở xã hội; chưa quan tâm tháo gỡ khó khăn vướng mắc để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tham gia xây nhà ở xã hội.

Trước thực tế nguồn cung nhà ở thời gian qua chưa đạt yêu cầu, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, thời giạn tới, Bộ Xây dựng sẽ hoàn thiện hệ thống pháp luật, tháo gỡ vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi nhằm tăng nguồn cung nhà ở thuộc phân khúc này. Đồng thời, các cơ quan sẽ tập trung triển khai đề án phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân. Hiện đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội đang trình Thủ tướng xem xét.

Đại biểu Phan Đức Hiếu, Đoàn Thái Bình chất vấn tình trạng Hà Nội có nhiều khu đô thị sau một thời gian sử dụng bị xuống cấp nhưng không thể nâng cấp do dự án chưa bàn giao cho chính quyền, vấn đề này có thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng không và nếu có thì khi nào giải quyết, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị thừa nhận, hiện nhiều dự án chưa bàn giao hạ tầng kỹ thuật cho địa phương quản lý.

Đại biểu Phan Đức Hiếu, đoàn Thái Bình. Ảnh quochoi.vn
Đại biểu Phan Đức Hiếu, đoàn Thái Bình. Ảnh Quochoi.vn.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị trả lời: Đó là quy định pháp luật về xây dựng đô thị trước năm 2021 mới chỉ có quy định mang tính nguyên tắc, chưa có quy định cụ thể nên việc bàn giao còn lúng túng. Các dự án có nhiều phân kỳ kéo dài nên chủ đầu tư chậm bàn giao hạ tầng kỹ thuật để chờ hoàn thành, trong khi đó hạ tầng từ thời kỳ đầu xuống cấp.

Ngoài ra, một số chủ đầu tư chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trước khi bàn giao, dẫn đến chất lượng hạ tầng còn kém. Nguồn lực của chính quyền cả về nhân lực lẫn vật lực đều chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, do đó chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng hạ tầng.

Về giải pháp, Bộ trưởng Xây dựng cho biết sẽ tiếp tục rà soát quy định, nêu rõ hơn chủ đầu tư đề xuất phương án bàn giao hạ tầng đô thị ngay từ khi lập hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư; phân giao trách nhiệm quản lý hạ tầng đô thị; đề xuất xử phạt hành chính tương ứng trong trường hợp không tuân thủ. Đồng thời, các cơ quan Nhà nước cũng phải có trách nhiệm hơn trong việc đốc thúc chủ đầu tư.

Song song đó, Bộ Xây dựng sẽ đề xuất sửa đổi các nghị định thuộc phạm vi quản lý, trong đó có vấn đề bàn giao hạ tầng kỹ thuật. Việc xử phạt hành chính tương ứng khi không tuân thủ cũng sẽ được đề xuất sửa đổi.

Nhiều đại biểu đã gửi các câu hỏi liên quan đến biện pháp, chế tài để các chủ đầu tư thực hiện cam kết trả giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở, đất ở cho chủ sở hữu nhà ở, đất ở; giải pháp cho các doanh nghiệp gặp khó trong quy định đấu thầu; tình trạng xây dựng sai phép, vi phạm giấy phép; giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản.

Đại biểu Trần Văn Lâm, Đoàn Bắc Giang nêu lên thực trạng ngập úng ở đô thị xảy ra khắp nơi như Lào Cai, Quảng Ninh, Đà Lạt, Nha Trang, TP. Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội. Bên cạnh đó, tình trạng kẹt xe, tắc nghẽn giao thông xảy ra thường xuyên do mật độ xây dựng quá cao, không đảm bảo tỷ lệ hạ tầng giao thông với mật độ giao thông.

Về vấn đề trên Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, do điều kiện tự nhiên môi trường, do quy hoạch, do quá trình bê tông hóa, nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu. Để khắc phục việc này, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, Bộ sẽ tập trung nâng cao chất lượng quy hoạch, hướng dẫn các địa phương điều chỉnh quy hoạch có tính tới việc thoát nước, chống nước biển dân; tập trung nguồn lực xây dựng đồng bộ các công trình thoát nước theo quy hoạch, tăng cường thanh tra kiểm tra để việc thoát nước đạt được yêu cầu đề ra...

Đại biểu Tạ Thị Yên, Đoàn Điện Biên. Ảnh Quochoi.vn
Đại biểu Tạ Thị Yên, Đoàn Điện Biên. Ảnh Quochoi.vn.

Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên, Đoàn Điện Biên chất vấn: Một số dự án nhà ở, cư dân căng băng-rôn yêu cầu chủ đầu tư trả sổ hồng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở. Nguyên nhân do chủ đầu tư chưa thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, hoặc các quy trình, thủ tục về đầu tư xây dựng theo luật định, kể cả quy định về PCCC. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị có giải pháp gì để hạn chế tình trạng này?

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, việc quản lý vận hành chung cư được quy định tương đối đầy đủ, từng bước đi vào nề nếp, khắc phục cơ bản các tồn tại, nhưng vẫn có một số hiện tượng như đại biểu phản ánh. Qua thanh tra giải quyết khiếu nại nhận thấy, tranh chấp nhà chung cư xuất phát từ 5 nhóm vấn đề trong đó có cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, sử dụng đất.

Thời gian qua Bộ đã tiến hành thanh tra xử lý hành vi vi phạm, yêu cầu chủ đầu tư giải quyết tranh chấp. Thời gian tới cùng với rà soát hoàn thiện các quy định trong đó có sửa đổi Luật Xây dựng xác định rõ quy định chặt chẽ trong quản lý vận hành chung cư.

Thảo Thạch (t/h)

 

 

Bài liên quan

Tin mới

NSH Petro (PSH) có tân Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc mới
NSH Petro (PSH) có tân Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc mới

Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu thông qua Nghị quyết bổ nhiệm ông Ranjit Prithviraj Thambyrajah làm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro- Mã chứng khoán: PSH) kể từ ngày 26/4/2024.

Chuyên gia tiết lộ "lợi ích không ngờ" của việc ăn cá, ai cũng cần phải biết!
Chuyên gia tiết lộ "lợi ích không ngờ" của việc ăn cá, ai cũng cần phải biết!

Theo các chuyên gia Hiệp hội Tim mạch Mỹ, mỗi người nên ăn cá 2 lần 1 tuần để giảm 36% nguy cơ tử vong vì bệnh tim...

Hải Dương: Tiêu hủy 10.000 con vịt giống
Hải Dương: Tiêu hủy 10.000 con vịt giống

Do yếu tố thời vụ, nhu cầu mua gà, vịt giống tăng cao, thời gian gần đây, QLTT tỉnh Hải Dương đã phát hiện, bắt giữ, xử lý nhiều vụ việc vi phạm kinh doanh gà, vịt giống không có xuất xứ, không thực hiện kiểm dịch theo quy định.

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá từ ngày 1/6
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá từ ngày 1/6

Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 02/2024/TT-BKHCN quy định rõ nguyên tắc, dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Lạng Sơn: Khai mạc Triển lãm chuyên đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam, tầm vóc thời đại”
Lạng Sơn: Khai mạc Triển lãm chuyên đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam, tầm vóc thời đại”

Sáng 26/4, tại Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Lạng Sơn đã tổ chức Khai mạc triển lãm chuyên đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam, tầm vóc thời đại” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Cách dùng nồi cơm điện - giúp tiết kiệm cả triệu đồng tiền điện
Cách dùng nồi cơm điện - giúp tiết kiệm cả triệu đồng tiền điện

Nồi cơm điện - là thiết bị được nhiều gia đình sử dụng. Tuy nhiên, sử dụng nồi cơm điện như thế nào để tiết kiệm điện, thì không phải ai cũng biết...