Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp phục hồi kinh tế giai đoạn 2022-2023

Sáng 1/10, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức hội nghị tham vấn về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế gắn với nâng cao năng lực nội tại, tính tự chủ của nền kinh tế giai đoạn 2022-2023.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Việt Nam đã và đang chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nhất là khi đợt dịch thứ 4 bùng phát vào tháng 7/2020. Kinh tế tăng trưởng chậm lại, quý III âm 6,17%, luỹ kế 9 tháng năm 2021 chỉ đạt 1,42%.

“Hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa, các chuỗi cung ứng, tiêu dùng bị gián đoạn, đứt gãy; chi phí sản xuất tăng cao; năng lực nội tại, sức chống chịu của nền kinh tế ngày càng giảm sút; nguồn lực của cộng đồng doanh nghiệp ngày càng bị bào mòn; đời sống của người dân, người lao động gặp nhiều khó khăn”, ông Dũng nêu ra thực tại khó khăn của nền kinh tế", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu thực tế.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, một chương trình phục hồi và phát triển kinh tế là yêu cầu rất cấp thiết. Trước thực tế trên, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ chia sẻ khó khăn người dân, doanh nghiệp.

“Chính sách hỗ trợ chủ yếu bao gồm cả chính sách tài khóa và tiền tệ về thuế, phí, lệ phí, khoanh nợ, giãn nợ, gia hạn và giảm lãi suất các khoản vay, chi ngân sách nhà nước với quy mô khoảng 6,7 tỷ USD.

Nếu tính cả các khoản hỗ trợ qua các kênh khác như Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, các khoản miễn, giảm cước viễn thông, điện, nước, học phí, quy mô các gói hỗ trợ năm 2021 vào khoảng 10,45 tỷ USD - tương đương 2,84% GDP”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thông tin.

Tuy nhiên theo ông Dũng, so với nhiều nước trong khu vực như Thái Lan (11,4% GDP), Malaysia (5,3% GDP) thì mức hỗ trợ này vẫn là mức thấp.

8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp phục hồi kinh tế giai đoạn 2022-2023
8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp phục hồi kinh tế giai đoạn 2022-2023.

Ngoài ra, thời gian qua chính sách hỗ trợ của Việt Nam vẫn chủ yếu nhằm giải quyết khó khăn ngắn hạn về tài chính của doanh nghiệp, người dân, chủ yếu tác động về phía cung của nền kinh tế; thiếu các giải pháp mang tính tổng thể, dài hạn, đồng bộ.

“Hiện nay, Việt Nam đã bắt đầu thay đổi cách tiếp cận với dịch COVID-19 theo hướng “thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19. Do đó, một chương trình phục hồi và phát triển kinh tế là yêu cầu rất cấp thiết”, ông Dũng nhấn mạnh.

Cũng tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết dự kiến Chương trình phục và phát triển kinh tế giai đoạn 2022-2023 sẽ có 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp.

Thứ nhất: Kiểm soát dịch bệnh COVID-19, nâng cao năng lực của hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở, y tế dự phòng. Theo Bộ kế hoạch và Đầu tư, Đây là nhóm nhiệm vụ giải pháp quan trọng, cấp bách ngay từ đầu năm 2022 nhằm "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với dịch bệnh COVID-19", tạo nền tảng cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế bền vững

Thứ 2: Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, kiểm soát lạm phát. Để thực hiện cần tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ mở rộng hợp lý, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia, kiểm soát lạm phát, giá cả các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất, tiết kiệm chi thường xuyên.

Thứ 3: Hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, trong đó cần quyết liệt cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, nâng cao hiệu lực hiệu quả bộ máy chính quyền, hành chính các cấp.

Thứ 4: Phục hồi và phát triển ngành du lịch, kích cầu tiêu dùng trong nước. Tại đây cần chú trọng phát triển ngành du lịch hướng đến an toàn với dịch bệnh, thân thiện với môi trường; thúc đẩy tiêu dùng nội địa…

Thứ 5: Hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp trong một số ngành lĩnh vực ưu tiên bằng giải pháp hỗ trợ tín dụng, tài chính, sản xuất, phát triển chuỗi cung ứng bền vững, nhất là các chuỗi giá trị ngành nông nghiệp, thủy sản…

Thứ 6: Phục hồi, huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển. Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp FDI. Khuyến khích đầu tư nhà ở cho công nhân, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, tập trung đầu tư các công trình hạ tầng quan trọng...

Thứ 7: Phát triển vùng, đô thị, tháo gỡ thể chế để phát triển các đô thị lớn của cả nước.

Thứ 8: Phát triển thị trường lao động và lực lượng lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Hà Nội tạm giữ hàng trăm hộp kẹo không rõ nguồn gốc
Hà Nội tạm giữ hàng trăm hộp kẹo không rõ nguồn gốc

Lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội vừa kiểm tra, tạm giữ hàng trăm hộp kẹo có xuất xứ nước ngoài, không có hóa đơn chứng từ hợp pháp.

Sắp có hàng loạt quy định mới với thị trường chứng khoán
Sắp có hàng loạt quy định mới với thị trường chứng khoán

Bộ Tài chính vừa chủ trì Hội nghị thảo luận về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định về giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán; bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán; hoạt động của công ty chứng khoán và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

Trường Sa hướng về một nhân cách lớn
Trường Sa hướng về một nhân cách lớn

Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, quân dân huyện đảo Trường Sa bàng hoàng, xúc động; tiếc thương nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc mà bình dị, trọn đời vì nước, vì dân. Biến đau thương thành hành động, quân dân Trường Sa nguyện đem hết sức mình xây dựng huyện Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước, là pháo đài vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Nghẹn ngào đưa tiễn nhà lãnh đạo đáng kính của Nhân dân
Nghẹn ngào đưa tiễn nhà lãnh đạo đáng kính của Nhân dân

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng tình cảm của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là thước đo công bằng và chuẩn mực nhất.

Bắc Giang sắp đấu giá 56 lô đất, tổng giá khởi điểm hơn 100 tỷ đồng
Bắc Giang sắp đấu giá 56 lô đất, tổng giá khởi điểm hơn 100 tỷ đồng

Trong tháng Tám, tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng 56 lô đất trên địa bàn.

Long An đấu thầu tìm nhà đầu tư cho dự án hơn 11.000 tỷ đồng.
Long An đấu thầu tìm nhà đầu tư cho dự án hơn 11.000 tỷ đồng.

Dự án có diện tích gần 215 ha. Quy mô dân số khoảng 30.681 người. Tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng.