Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Agribank đồng hành phát triển kinh tế nhiều địa phương

Nông nghiệp, nông thôn là một trong những lĩnh vực được ngành Ngân hàng nói chung và Agribank nói riêng triển khai nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư. Tại nhiều địa phương trên cả nước, nguồn vốn tín dụng “Tam nông” đang giúp kinh tế khu vực nông thôn khởi sắc từng ngày.

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, nguồn vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện chiếm tỷ trọng khá cao, khoảng 33% trong tổng số các chương trình tín dụng.

Ông Nguyễn Quang Trung, Giám đốc Agribank Lâm Thao cho biết: Ngân hàng chủ động ưu tiên về nguồn vốn, xây dựng quy trình, thủ tục cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo hướng đơn giản tối đa hồ sơ thủ tục vay, áp dụng linh hoạt các biện pháp bảo đảm tiền vay và lãi suất cho vay. Đến nay, dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của đơn vị đạt trên 1.520 tỷ đồng với trên 3.400 khách hàng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 0,45%. Từ nguồn vốn này, nhiều tổ chức, cá nhân đã mở rộng sản xuất, kinh doanh từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.

Với mục tiêu thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển, Ngân hàng Agribank Chi nhánh Hà Tĩnh II luôn ưu tiên cho nông dân vay vốn, hình thành các mô hình nông nghiệp quy mô, doanh thu cao. 

Ông Nguyễn Phi Long - Giám đốc Agribank Chi nhánh huyện Cẩm Xuyên cho biết: “Chúng tôi luôn tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ cá thể tiếp cận vốn, nhất là vốn giá rẻ cho mục đích đầu tư xây dựng các mô hình nông nghiệp quy mô. Hiện nay, tổng dư nợ toàn chi nhánh đạt 2.500 tỷ đồng (đã vượt kế hoạch giao trong năm 2022)”.

Tại huyện Hương Khê, Agribank cũng luôn hỗ trợ để người dân có đủ tiềm lực đầu tư vào các lĩnh vực là thế mạnh vùng miền như: trồng cây ăn quả, trồng rừng, chăn nuôi trang trại… mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh huyện Hương Khê Đặng Xuân Hải, địa phương đang dồn sức xây dựng huyện nông thôn mới. Bởi vậy, Chi nhánh đã đẩy mạnh tín dụng cho người dân phát triển các mô hình kinh tế với dư nợ đến thời điểm này trên 1.500 tỷ đồng, trong đó 98% là dư nợ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Trong giai đoạn ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 vừa qua, đơn vị đã chủ động rà soát, giảm lãi suất cho vay nhằm giảm bớt phần nào gánh nặng kinh tế cho khách hàng.

Agribank đồng hành phát triển chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”
Agribank đồng hành phát triển chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”.

Xác định vai trò, vị trí của mình, Agribank Quảng Nam thời gian qua đã thực hiện tốt vai trò đầu tư tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết 26/NQ-TW về nông nghiệp - nông dân - nông thôn.

Trong 2 năm khó khăn vừa qua, Công ty Chế biến nông - lâm - thủy sản trên địa bàn Điện Bàn (Quảng Nam) cũng được Agribank hỗ trợ giảm 10% lãi suất của khoản dư nợ 20 tỷ đồng đang vay tại ngân hàng. Nhờ đó, Công ty đã giữ chân được người lao động, duy trì hoạt động trong bối cảnh sản xuất gặp khó khăn, hàng hóa tồn đọng. Hiện tại, công suất hoạt động của doanh nghiệp đã phục hồi tới 85%- 90%.

Đại diện chính quyền địa phương, bà Nguyễn Thị Thúy Hằng - Phó Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn đánh giá, trong những năm vừa qua, Agribank đã gắn bó với địa phương trong tất cả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, trong các mô hình phát triển kinh tế thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng chương trình nông thôn mới, Agribank đóng góp rất lớn.

Agribank Bình Định đã góp sức cùng toàn hệ thống thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân; góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, ổn định các vấn đề kinh tế, xã hội ở khu vực nông thôn.

Theo ông Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Agribank Bình Định, những năm qua, nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong lĩnh vực “Tam nông”, Agribank Bình Định đã chủ động tham mưu, phối hợp với các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội tại địa phương triển khai mạnh mẽ, kịp thời chương trình cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55 của Chính phủ; đồng thời chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc triển khai Nghị định 55 đến tất cả cán bộ viên chức của đơn vị, nhất là đội ngũ làm công tác tín dụng; đồng thời phối hợp tốt với cấp ủy, chính quyền, hội đoàn thể tại địa phương, tranh thủ tạo được sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh.

Với hệ thống lan tỏa rộng từ thành thị đến nông thôn, năm 2021, Agribank Bình Định đã huy động được 20.199 tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm 2020; tổng dư nợ cho vay đạt 12.358 tỷ đồng, tăng 10,6%. Tính đến thời điểm 30/6/2022, doanh số cho vay của Agribank Bình Định đạt 7.760 tỷ đồng, dư nợ 10.633 tỷ đồng, tăng 552 tỷ đồng so với cùng kỳ, tỷ lệ tăng 5,2% so đầu năm, chiếm tỷ trọng 81% tổng dư nợ cho vay.

Trong đó, dư nợ cho vay chủ yếu tập trung vào ngành nông nghiệp và các hoạt động có liên quan, khoản dư nợ này chiếm tỷ trọng 29,7%; thu mua, tiêu thụ nông, lâm, thủy hải sản chiếm tỷ trọng 55,8%; lĩnh vực lâm nghiệp và các hoạt động dịch vụ có liên quan chiếm tỷ trọng 4%; lĩnh vực khai thác, nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng 3,93%... Với đa dạng những sản phẩm dịch vụ, Agribank Bình Định tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, phấn đấu năm 2022 huy động vốn tăng 10% so với năm 2021 và tổng dư nợ cho vay tăng 10%, tỷ lệ nợ xấu dưới 1%.

Agribank đồng hành phát triển kinh tế nhiều địa phương
Agribank đồng hành phát triển kinh tế nhiều địa phương.

Qua 20 năm thành lập và phát triển, cùng với các cấp, các ngành và chính quyền địa phương, Agribank Chi nhánh huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng) luôn đồng hành cùng các cơ sở, doanh nghiệp và bà con nông dân huyện nhà trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhất là việc thực hiện các mô hình kinh tế, trong đó có mô hình nuôi tôm công nghệ cao.

Thời gian qua, phát huy vai trò của ngân hàng thương mại hàng đầu trên địa bàn, đồng hành cùng bà con nông dân phát triển sản xuất kinh doanh, hoạt động kinh doanh Agribank Chi nhánh huyện Cù Lao Dung đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận. Tính đến cuối tháng 08/2022, nguồn vốn huy động đạt trên 650 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng đạt 16%. Dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 515 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 17%, trong đó dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm gần 98% tổng dư nợ.

Long Khánh, Đồng Nai là địa phương đầu tiên của cả nước đã hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao từ cuối năm 2020. Điều này một lần nữa khẳng định vai trò, vị trí và tên gọi Agribank rất quan trọng với người dân nơi đây. Với nhiều người nông dân, Agribank không chỉ là nhà đầu tư tài chính mà còn là tri kỷ trên từng chặng đường phát triển...

Tại nhiều địa phương khác trên cả nước, nguồn vốn Agribank cũng luôn đồng hành giúp người dân mở rộng đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống; từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Anh Minh

Bài liên quan

Tin mới

Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo
Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Dựa trên bảng xếp hạng của https://luathoangphi.vn/ thì, Việt Nam còn nhiều tỉnh nghèo. Tính theo tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của 63 tỉnh, thành phố đến năm 2022 (https://thuvienphapluat.vn/), 5 tỉnh thấp nhất lần lượt là Hà Giang, Kon Tum, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng
Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng

Thực hiện kế hoạch "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" và kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Trị đã tăng cường xây dựng cơ sở, bắt giữ và xử lý có hiệu quả nhiều hàng hóa vi phạm.

Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần
Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần

Dù doanh thu của CTCP Helio Energy (mã HIO) chỉ tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng mạnh, chủ yếu do chi phí lãi vay giảm.

Thanh Hóa cải thiện sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp
Thanh Hóa cải thiện sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Theo quy hoạch, đến năm 2030, toàn tỉnh có 115 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 5.267,25ha. Đến nay, đã có 45 CCN được thành lập (có nhà đầu tư hạ tầng) với tổng diện tích hơn 1.633ha. Đầu năm 2024, những tín hiệu tích cực đã đến với một số CCN trên địa bàn, kỳ vọng cải thiện dần sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng CCN, tạo thuận lợi để các nhà đầu tư thứ cấp thuê đất phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thanh Hóa đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp
Thanh Hóa đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp

Hướng tới sản xuất nông nghiệp hiện đại, ngành nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số. Qua đó, người nông dân giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp; đồng thời, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Hà Nam thu giữ 700 kg thực phẩm không rõ nguồn gốc
Hà Nam thu giữ 700 kg thực phẩm không rõ nguồn gốc

Lực lượng chức năng tỉnh Hà Nam vừa tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh trên địa bàn xã Bối Cầu, huyện Bình Lục, thu giữ 700 kg thịt lợn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.