Cụ thể, thực hiện 21 đề án tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề gắn với nhu cầu sử dụng lao động của các cơ sở CNNT, làng nghề. Thực hiện 20 đề án tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, hội thảo về khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở CNNT.

Thực hiện 66 đề án hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất: May mặc xuất khẩu, cát nhân tạo, bao bì nhựa plastic, bao bì carton, mỳ gạo, giết mổ gia súc tập trung, mộc mỹ nghệ, mộc dân dụng, mật ong, nghiền quặng barit...

Thực hiện 24 đề án khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu thông qua các hoạt động: Hỗ trợ tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước; xây dựng, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá; tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh; gửi SP tham gia bình chọn cấp khu vực và cấp quốc gia; hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà trưng bày giới thiệu, các sản phẩm: Rượu làng Vân, mỳ gạo Chũ, mây tre đan Tăng Tiến, gà đồi Yên Thế, gốm làng Ngòi.

Thực hiện 10 đề án tư vấn, trợ giúp cho cáccơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói sản phẩm và lập báo cáo đánh giá sản xuất sạch hơn.

Thực hiện 11 đề án thông tin, tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, hoạt động khuyến công, tiết kiệm năng lượng, thông tin thị trường, khoa học công nghệ, quảng bá, giới thiệu sản phẩm của các cơ sở CNNT, làng nghề trên địa bàn tỉnh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương, địa phương và trên website của Sở Công Thương, Trung tâm.

Bắc Giang: Tạo điều kiện phát triển các sản phẩm công nghiệp nông thônBắc Giang: Tạo điều kiện phát triển các sản phẩm công nghiệp nông thôn

Từ đó, đã giải quyết vấn đề thiếu lao động có tay nghề của các doanh nghiệp, tăng số lượng và chất lượng lao động tại các làng nghề, du nhập hình thành các làng nghề mới theo Quy hoạch phát triển làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Nâng cao trình độ quản trị tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; khuyến khích người có điều kiện khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp; nâng cao nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn…

Động viên, khuyến khích các cơ sở CNNT mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ mới, thiết bị mới, tạo ra sản phẩm mới; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh; thúc đẩy sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; trình diễn, phổ biến, nhân rộng mô hình tới các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.

Đồng thời, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, cơ hội đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với các tỉnh bạn; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, làng nghề của tỉnh quảng bá sản phẩm, mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh xuất khẩu; phát hiện, tôn vinh các sản phẩm CNNT có chất lượng, giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển để có kế hoạch hỗ trợ.

Duy trì, phát triển hình ảnh thương hiệu, nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm công nghiệp, đặc sản làng nghề của tỉnh; đồng thời động viên, khích lệ kịp thời đối với các doanh nghiệp thành lập mới tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn của tỉnh góp phần đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp trên địa bàn.

Giúp các tổ chức, cá nhân tiếp cận, nắm vững các cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp, khuyến công của Đảng và Nhà nước; đồng thời quảng bá, giới thiệu các mô hình khuyến công hiệu quả, các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh, các doanh nghiệp, làng nghề trên địa bàn.

Ông Nguỵ Đình Nghĩa - Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang cho biết: Lựa chọn một số ngành công nghiệp nền tảng để ưu tiên hỗ trợ phát triển trên cơ sở nguyên tắc tiềm năng nổi trội, lợi thế cạnh tranh của địa phương; áp dụng công nghệ sạch, thân thiện môi trường, có giá trị gia tăng cao và đóng góp lớn cho xuất khẩu, ngân sách nhà nước như: Điện tử, cơ khí, chế biến nông lâm sản, dệt may, công nghiệp hỗ trợ.

Tập trung hỗ trợ phát triển các nhóm ngành nghề nông thôn: chế biến nông, lâm,thủy sản (chủ yếu chế biến tinh); cơ khí phục vụ nông nghiệp; dệt may; sản xuất vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ.

Ưu tiên hỗ trợ phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp có điều kiện phát triển; chú trọng phát triển nghề, làng nghề truyền thống, làng nghề mới ở những nơi bị thu hồi đất nông nghiệp, khu vực dân tộc thiểu số.

Hải Châu