Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bắc Ninh: Hợp tác xã kiến nghị hỗ trợ về chính sách thực hiện chuyển đổi số

Phó chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bắc Ninh Phạm Minh Hiền kiến nghị, tỉnh cần sớm hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án, kế hoạch đã được ban hành. Chuyển đổi số là nội dung mới nên rất cần các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh đối với khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Chuyển đổi số là quá trình tất yếu đối với các lĩnh vực, không ngoại trừ kinh tế hợp tác, hợp tác xã
Chuyển đổi số là quá trình tất yếu đối với các lĩnh vực, hợp tác, hợp tác xã (Nguồn: Báo Bắc Ninh)

Kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của kinh tế tập thể, thời kỳ đổi mới Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để phát triển thành phần kinh tế này. Nhờ đó, trong những năm qua, kinh tế tập thể đã có những bước phát triển mạnh mẽ.

Nhiều mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã hoạt động hiệu quả xuất hiện và ngày càng được nhân rộng đã mang lại nhiều lợi ích cho các thành viên, người lao động, đóng góp không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội, hiện thực hóa chủ trương xóa đói, giảm nghèo đồng thời góp phần vào đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế nhất là kinh tế nông nghiệp hướng đến kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, bảo đảm sự phát triển bền vững. 

Trình bày tham luận tại Hội nghị Đối thoại doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh sáng 3/6, ông Phạm Minh Hiền, Phó chủ tịch Liên minh hợp tác xã tỉnh Bắc Ninh cho biết, tính đến tháng 5/2023, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 2 liên hiệp hợp tác xã, 699 hợp tác xã, trong đó có 555 hợp tác xã lĩnh vực nông nghiệp; 114 hợp tác xã phi nông nghiệp; 26 quỹ tín dụng nhân dân, 223 tổ hợp tác. 

Trong những năm qua, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được UBND tỉnh giao, Liên minh hợp tác xã tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện hiệu quả chức năng đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên, trở thành điểm tựa vững chắc cho các hợp tác xã khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển sản xuất, kinh doanh theo hướng liên kết vùng, sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị nhằm tăng khả năng cạnh tranh, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lao động tại địa phương, bảo vệ môi trường phát triển bền vững…

Đã có nhiều hợp tác xã phát triển mạnh, tạo được thương hiệu sản phẩm và đảm bảo được lợi ích của các thành viên như: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp thôn Đức Lân (huyện Yên Phong), Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đông Bình, Hợp tác xã nông nghiệp sạch Việt Nam (huyện Gia Bình), Hợp tác xã kinh doanh sản xuất nông sản Hà Nam (huyện Tiên Du), Hợp tác xã sản xuất nông sản – thuỷ sản sen vàng tự phát (thị xã Quế Võ), Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản Minh Tiến, Hợp tác xã đồ gỗ mỹ nghệ Minh Trưởng (huyện Lương Tài), Hợp tác xã Quang Tiến (thị xã Thuận Thành), Xí nghiệp cổ phần Việt Long (thành phố Bắc Ninh), Hợp tác xã đồ gỗ Mỹ nghệ Hiệp Thắng (thành phố Từ Sơn). 

Theo ông Hiền, bên cạnh những thành tựu đạt được, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã của tỉnh vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, chưa phát huy được tối đa tiềm năng của mình trong hỗ trợ phát triển kinh tế thành viên cũng như đóng góp vào phát triển kinh tế.

Phần lớn tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã có quy mô nhỏ, phát triển không đồng đều, số lượng thành viên cũng giảm, thu nhập của người lao động trong hợp tác xã tuy đã tăng nhưng chỉ bằng khoảng 50% so với doanh nghiệp. Số lượng hợp tác xã tăng nhanh nhưng số lượng thành viên lại giảm khiến quy mô hợp tác xã ngày càng nhỏ dần, từ đó khó cạnh tranh và khó phát triển theo các chuỗi giá trị bền vững. Tốc độ tăng trưởng còn thấp so với các khu vực kinh tế khác, tỷ trọng đóng góp vào GDP chưa ngang tầm. 

Việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi để thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng nhà xưởng, hạng mục công trình của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã còn rất khó khăn. Tỷ lệ hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực quốc gia, vùng, địa phương còn ít; một tỷ lệ khá lớn hợp tác xã quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, năng lực tài chính và quản trị yếu, thiếu nguồn lực để thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh; số hợp tác xã xây dựng được thương hiệu sản phẩm chưa nhiều, giá trị để cạnh tranh trên thị trường còn hạn chế. Khung pháp luật, chính sách về kinh tế tập thể, hợp tác xã còn nhiều rào cản, mẫu thuẫn, chồng chéo….

Từ những khó khăn trên, Phó chủ tịch Liên minh hợp tác xã tỉnh Bắc Ninh kiến nghị, cần sớm hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách và triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án, kế hoạch tỉnh đã ban hành. Ngày 3/2/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 167/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021 -2025. Ngày 14/9/2021, UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Kế hoạch số 592/KH-UBND về việc thực hiện Đề án theo Quyết định số 167.

Ngày 12/3/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 340/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030. Định hướng chung của Chiến lược là khuyến khích phát triển kinh tế tập thể trong các ngành, nghề, lĩnh vực, ưu tiên xây dựng các mô hình hợp tác xã gắn với chuỗi giá trị, gắn với sản phẩm chủ lực của quốc gia, địa phương, chương trình OCOP; mở rộng quy mô thành viên. Hợp tác xã tập trung trong phát triển cung ứng các dịch vụ thành viên, hình thành chuỗi giá trị sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, bảo đảm lợi ích hợp pháp của các thành viên. Để góp phần thực hiện định hướng này, tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 493/KH-UBND, ngày 27/10/2022 về "Củng cố, phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2022 - 2025".

Phó chủ tịch Liên minh hợp tác xã tỉnh đề nghị lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương quan tâm xác định rõ nhiệm vụ trong các kế hoạch, triển khai đúng tiến độ, áp dụng có hiệu quả vào thực tiễn giúp xây dựng được mô hình hợp tác xã điểm cũng như củng cố phát triển các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, đồng thời giải quyết dứt điểm các hợp tác xã chỉ tồn tại trên danh nghĩa, không còn hoạt động. 

Cũng theo ông Hiền, chuyển đổi số là nội dung mới nên các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh đối với khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã còn rất ít. Đại diện Liên minh hợp tác xã đề nghị tỉnh quan tâm đưa các nghị quyết, Đề án phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã lồng ghép với tiêu chí về chuyển đổi số, tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý hợp tác xã về nội dung chuyển đổi số, tạo điều kiện cho các hợp tác xã tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp; ứng dụng khoa học công nghệ thông qua chuyển đổi số để giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. 

Đối với các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã: Cần nâng cao năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hoạt động theo quy định của pháp luật, nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo vệ lợi ích của thành viên; đổi mới phương án sản xuất, kinh doanh; tăng cường liên kết, hợp tác, cung ứng dịch vụ; đẩy mạnh tăng vốn góp và vốn huy động từ thành viên; sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp cho Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã thuộc Liên minh hợp tác xã tỉnh.

Trong những năm qua, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã đã thể hiện được vai trò tạo nguồn lực cho các hợp tác xã xây dựng và triển khai phương án sản xuất kinh doanh, có điều kiện áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Ngày 31/5/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 45/2021/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã.

“Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể. Liên minh hợp tác xã Việt Nam cũng đã có văn bản gửi Chính phủ và các ngành liên quan để hướng dẫn thực hiện. Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh Bắc Ninh nhận thấy, để hỗ trợ tốt hơn, các hợp tác xã cần có những thay đổi về hạn mức vay, thời gian vay.... khi có thông tư hướng dẫn, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh sẽ xây dựng phương án, điều lệ trình UBND tỉnh phê duyệt để có những hoạt động hỗ trợ tốt hơn mà vẫn trên nguyên tắc đảm bảo an toàn vốn ngân sách”, ông Hiền nhấn mạnh. 

 Trần Nguyên

 

Bài liên quan

Tin mới

Hãng kiến trúc Skidmore, Owings & Merrill giành giải Nhất cuộc thi tuyển phương án kiến trúc Tháp tài chính 108 tầng
Hãng kiến trúc Skidmore, Owings & Merrill giành giải Nhất cuộc thi tuyển phương án kiến trúc Tháp tài chính 108 tầng

Sau khi lắng nghe bốn đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới trình bày và bảo vệ phương án kiến trúc của mình trước Hội đồng thi tuyển, các thành viên đã lựa chọn phương án kiến trúc của Skidmore, Owings & Merrill (Hoa Kỳ) là phương án giành Giải Nhất của cuộc thi.

“Tư tưởng Hồ Chí Minh với văn hóa kinh doanh”
“Tư tưởng Hồ Chí Minh với văn hóa kinh doanh”

Bác Hồ từng nói "Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị".

An Giang phấn đấu đạt 152.198ha lúa chất lượng cao vào năm 2030
An Giang phấn đấu đạt 152.198ha lúa chất lượng cao vào năm 2030

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy vừa ký quyết định ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”.

Lào Cai tăng cường quảng bá du lịch địa phương
Lào Cai tăng cường quảng bá du lịch địa phương

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, tăng cường quan hệ với Đại sứ quán các nước để giới thiệu quảng bá du lịch ra thị trường nước ngoài, tăng cường quan hệ với Hiệp hội du lịch Việt Nam, tăng cường công tác thông tin, hội thảo về du lịch, chuyển đổi số về du lịch...

Lễ hội Trái cây diễn ra tại Tiền Giang từ ngày 10 - 12/6/2024
Lễ hội Trái cây diễn ra tại Tiền Giang từ ngày 10 - 12/6/2024

Với chủ đề “Cảm xúc miền nhiệt đới”, lễ hội nhằm tôn vinh đặc sản trái cây của tỉnh Tiền Giang, khu vực ĐBSCL và cả nước. Qua đó, đẩy mạnh việc quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ các đặc sản này đến thị trường trong nước nói chung và quốc tế nói riên, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội. .

Nhiều “ông lớn” xăng dầu kiến nghị bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu
Nhiều “ông lớn” xăng dầu kiến nghị bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu

Nhiều “ông lớn” xăng dầu như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL), Thanh Lễ… kiến nghị bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, tránh những vụ việc sử dụng sai mục đích như Xuyên Việt Oil, Hải Hà, Thiên Minh Đức thời gian qua.