Sáng 15/8, Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh tổ chức hội nghị phân tích chuyên sâu chỉ số đánh giá năng lực điều hành cấp sở, ban, ngành và địa phương thuộc tỉnh (DDCI) năm 2023 và đề ra giải pháp năm 2024.
Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Phương Bắc, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đã phân tích, trao đổi về: Công tác cải cách hành chính của quốc gia; văn hóa công vụ và chất lượng quản trị; kết quả thực hiện các chỉ số quản trị địa phương cấp tỉnh và các chỉ tiêu có liên quan tới Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh, nhất là điểm số chỉ số thành phần DDCI của Ban trong năm 2022, 2023.
Trên cơ sở đó, đồng chí Viện trưởng cũng gợi mở một số giải pháp, khuyến nghị đối với Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh cần triển khai thực hiện trong thời gian tới, nhằm nâng cao chất lượng quản trị điều hành, đồng thời đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn.
Trong đó, nâng cao tính năng động và tiên phong gắn định hình văn hóa công vụ và xây dựng văn hóa tổ chức, nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp và người dân; cải thiện tính minh bạch trong tiếp cận thông tin, nguồn lực; thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu chi phí không chính thức; tăng cường tương tác với doanh nghiệp; đổi mới hình thức tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, chia sẻ dữ liệu...
Sau 6 năm hoạt động theo hướng thống nhất một đầu mối quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Ban Quản lý an toàn thực phẩm tỉnh đã phối hợp với các cấp, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Công tác cải cách thủ tục hành chính được lãnh đạo Ban đặc biệt quan tâm, chỉ đạo sát sao. Hiện nay, 8/8 dịch vụ công được thực hiện trực tuyến toàn trình. Ban đã triển khai đường dây nóng 24/24 để kịp thời tiếp nhận những phản ánh của người dân, báo chí về các vi phạm an toàn thực phẩm, đồng thời tiếp nhận và giải đáp các thắc mắc về ATTP của người dân, doanh nghiệp.
Bá Đoàn