Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đặt mục tiêu đến năm 2050 đi đầu cả nước về kinh tế biển

Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu đến năm 2050 là vùng phát triển nhanh, bền vững, đi đầu cả nước về kinh tế biển.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu đến năm 2050 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là vùng phát triển nhanh, bền vững, đi đầu cả nước về kinh tế biển; hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại, xanh, thông minh; hệ thống đô thị liên kết thành mạng lưới đồng bộ, có kiến trúc tiêu biểu, giàu bản sắc, xanh, văn minh, hiện đại, thông minh, có khả năng chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đến năm 2050 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung phát triển được ít nhất 02 đô thị và một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hợp tác quốc tế lớn, ngang tầm khu vực Châu Á tại các khu kinh tế ven biển hiện đại; phát triển nông thôn văn minh, hiện đại, xanh, giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Môi trường có chất lượng tốt, xã hội hài hòa; là nơi các giá trị văn hóa, lịch sử, hệ sinh thái biển, đảo, rừng được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức cao; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được bảo đảm vững chắc.

Phát triển mạnh một số ngành công nghiệp

Để đạt được các mục tiêu trên, Quy hoạch đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm và các khâu đột phá thực hiện trong thời kỳ quy hoạch. Cụ thể, Quy hoạch đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế của vùng gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tập trung phát triển các ngành kinh tế biển; nâng cao năng suất và chất lượng dựa trên ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Phát triển mạnh một số ngành công nghiệp như công nghiệp bán dẫn, sản xuất chip; dịch vụ tài chính, thương mại, logistic. Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; hình thành các trung tâm nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ mới như chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), năng lượng sạch.

Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của vùng. Hoàn thiện công trình kết cấu hạ tầng; đưa ra các chính sách khuyến khích người dân bám biển; xây dựng các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng sạch mang lại hiệu quả trên các vùng biển có điều kiện thuận lợi, tiềm năng cao, gắn với đẩy mạnh phát triển du lịch, phát huy tối đa lợi thế của vùng.

Phát triển các hành lang kinh tế theo trục Bắc - Nam, Đông - Tây

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung tập trung phát triển vùng động lực miền Trung (vùng động lực quốc gia) là đầu tàu dẫn dắt sự phát triển của vùng; phát triển các hành lang kinh tế theo trục Bắc - Nam, các hành lang kinh tế Đông - Tây nhằm kết nối hiệu quả các cảng biển, khu kinh tế, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, đầu mối giao thương lớn, các đô thị ven biển, trung tâm kinh tế, cực tăng trưởng.

Phát triển đồng bộ hệ thống cảng biển tại các tỉnh trong vùng; nâng cấp, cải tạo và nâng cao hiệu quả khai thác của 09 cảng hàng không hiện có trong vùng...

Xây dựng một số cụm liên kết ngành công nghiệp có quy mô lớn

Theo định hướng phát triển, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung phát triển công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế cao, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; tập trung phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng có lợi thế, các ngành công nghiệp xanh, công nghiệp chế biến, và một số ngành công nghiệp mới. Xây dựng một số cụm liên kết ngành công nghiệp có quy mô lớn, có năng lực cạnh tranh quốc tế cao. Nâng tỷ trọng đóng góp của khu vực công nghiệp vào GRDP của vùng đạt khoảng 25 - 35%.

Tập trung phát triển công nghiệp dọc theo các hành lang kinh tế Bắc - Nam, hành lang kinh tế Đông - Tây gắn với các cảng biển, các đường quốc lộ kết nối với vùng Tây Nguyên. Mở rộng không gian phân bố công nghiệp về phía Tây của đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Phát triển công nghiệp lọc, hóa dầu và sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế tập trung ở Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Phú Yên; ưu tiên sản xuất năng lượng tái tạo tại Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận; xây dựng trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng tại Ninh Thuận và Bình Thuận...

Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Về dịch vụ, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung tập trung phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn để vùng trở thành khu vực trọng điểm du lịch của cả nước theo 03 khu vực động lực phát triển du lịch quốc gia gồm: (1) Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An; (2) Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam; (3) Khánh Hòa - Lâm Đồng - Ninh Thuận - Bình Thuận. Tăng cường liên kết phát triển du lịch với vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ theo hành lang du lịch Bắc - Nam phía Đông.

Phát triển logistic theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, ứng dụng công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; hình thành các trung tâm logistic gắn với cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu; phát triển các trung tâm logistic cấp vùng và quốc gia trên cơ sở hệ thống cảng biển trong vùng và các hành lang vận tải quốc tế chính. Phấn đấu đóng góp trên 6% tổng doanh thu logisctic của cả nước.

Phát triển kinh tế biển nhanh, bền vững, nhất là các ngành về dịch vụ, công nghiệp, du lịch biển, kinh tế hàng hải; phát triển các đô thị ven biển gắn kết hài hòa với khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; phát triển ngành nuôi trồng, khai thác và chế biến hải sản đi đôi với bảo vệ môi trường biển; phát triển công nghiệp ven biển và ngoài khơi...

Theo chinhphu.vn

Bài liên quan

Tin mới

Diễn đàn “Khơi thông dòng chảy Bất động sản Du lịch Nghỉ dưỡng”
Diễn đàn “Khơi thông dòng chảy Bất động sản Du lịch Nghỉ dưỡng”

Ngày 18/05/2024, tại Nhà hát Đó- thành phố Nha Trang, dưới sự chỉ đạo của Bộ Xây dựng và UBND tỉnh Khánh Hòa, Báo Xây dựng đã tổ chức Diễn đàn “Khơi thông dòng chảy Bất động sản Du lịch Nghỉ dưỡng”.

Giá lúa gạo hôm nay 19/5: Tiếp tục đi ngang, tuần qua giá xuất khẩu khởi sắc
Giá lúa gạo hôm nay 19/5: Tiếp tục đi ngang, tuần qua giá xuất khẩu khởi sắc

Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay (19/5) tiếp tục đi ngang. Trong tuần qua giá lúa biến động trái chiều, giá gạo xu hướng giảm.

Anh Le Soeurn: Tấm gương sáng tại KLH Snuol
Anh Le Soeurn: Tấm gương sáng tại KLH Snuol

Trên mảnh đất Campuchia đầy nắng gió, anh Le Soeurn, công nhân người Campuchia vẫn luôn nỗ lực không ngừng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, trở thành tấm gương sáng cho đồng nghiệp noi theo.

Chủ động phun trừ rầy lứa 3 trên lúa Xuân
Chủ động phun trừ rầy lứa 3 trên lúa Xuân

Giai đoạn này, lúa Xuân trên địa bàn tỉnh Nam Định bắt đầu trỗ bông. Tuy nhiên, một số sâu bệnh gây hại, đặc biệt là rầy lứa 3 xuất hiện với mật độ cao, quy mô phân bố ở diện rộng, do đó bà con nông dân cần chủ động phòng, trừ kịp thời.

Những trường hợp nào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ bị thu hồi
Những trường hợp nào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ bị thu hồi

Luật Đất đai 2024, quy định 6 trường hợp Nhà nước thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) cấp cho người dân.

Quảng Bình tăng cường quản lý thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng
Quảng Bình tăng cường quản lý thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng

UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Công văn số 889/UBND-NCVX ngày 17/5/2024 về việc tăng cường quản lý thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng.