Bài 2: Sách giáo khoa giả, lậu len lỏi vào đời sống xã hội như thế nào?
Năm học 2024 – 2025 đã bắt đầu, đây chính là thời điểm của vấn nạn sách giáo khoa giả, lậu “hoành hành”. Phụ huynh, người bán sách có biết đó là sách giả, sách lậu không? Biết sao vẫn lưu hành, vẫn bán, vẫn mua? Không biết thì phản ứng như thế nào với vấn nạn trên? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Chuyện mua sách giáo khoa trên các sàn thương mại điện tử
Theo khảo sát của phóng viên Thương hiệu và Công luận, trên các sàn thương mại điện tử, không khó để bắt gặp nhiều hội nhóm, Fanpage Facebook quảng cáo sách giáo khoa lậu, với lời chào bán hấp dẫn, sách được giảm giá 40-50%, thậm chí là 60%. Điều đáng nói là các đơn vị kinh doanh này lấy hình ảnh sách thật để quảng cáo cho sách giả. Còn người dùng cứ thấy ở đâu có giá rẻ thì mua. Chỉ đến khi sách được chuyển thì họ mới biết là mình mua nhầm.
Phụ huynh Kim Chi (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Trên mạng có nhiều sự lựa chọn, mình sẽ ưu tiên phần về giá cả. Trước đó, mình cũng mua phải sản phẩm không đạt chất lượng, nhưng vì giá rẻ nên chấp nhận. Về hình thức, mình phát hiện là in ấn không tốt, giấy không tốt.”
Theo phụ huynh Kim Chi thì in sách giáo khoa lậu là xâm hại bản quyền tác giả. Việc xâm hại tác quyền còn diễn ra với sách điện tử, các đơn vị kinh doanh sách lậu thường thu âm sách giấy của các nhà xuất bản và phát hành dạng audio trên mạng, scan sách giấy thành Ebook có thể là chia sẻ công khai dể thu hút thành viên. Có nơi còn thu phí.
Vào hội nhóm của sàn thương mại điện tử sách giáo khoa, phóng viên phát hiện, nhiều người “hồn nhiên” chia sẻ Ebook lậu. Khi được hỏi một cách ý tứ rằng, chia sẻ đó là vi phạm, xâm hại bản quyền tác giả… thì người chia sẻ nói rằng: Hành động của tôi giúp ích cho cộng đồng được dùng miễn phí, sao lại nói là xâm hại được. Tôi giúp cho nhiều học sinh, phụ huynh điều kiện kinh tế khó khăn, vẫn có sách học, đó là việc làm tốt, sao lại nghĩ tôi xâm hại, tôi lưu hành đồ lậu, đồ giả…
Ở khía cạnh “tình cảm con người với con người” thì có thể chấp nhận được nhưng ở xã hội “sống, làm việc, học tập theo Hiến pháp và pháp luật” thì là vi phạm. Bởi hành vi của người đó đang tiếp tay cho tình trạng cướp không thành quả lao động của tác giả, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả cuốn sách giáo khoa.
Khi mà chúng ta nhắc đến hệ quả, nếu chúng ta lựa chọn sách giả, sách lậu thì rõ ràng sách giá rẻ được bán ra từ các nhà xuất bản, các đơn vị phát hành sách là người đầu tiên bị thiệt hại về kinh tế, sụt giảm doanh thu là điều thấy rõ nhất, sau đó là sự mất uy tín. Bởi vì khi độc giả mua phải sách kém chất lượng thì họ sẽ nghĩ rằng, đó là của nhà xuất bản sản xuất. Nhưng vấn đề chúng tôi muốn đề cập đến ở đây là mối nguy hại khi chúng ta hình thành một thế hệ độc giả xem việc sử dụng, lưu hành sách không có bản quyền là câu chuyện bình thường. Từ đó chà đạp lên sự sáng tạo của các tác giả và chính tác phẩm.
Nỗi lo lắng của thầy, cô giáo
Cô Nguyễn Thị Hòa bộc bạch: Có phụ huynh không đăng ký sách ở nhà trường mà tự đi mua cho con, phần lớn họ bị lừa, trả tiền là sách thật nhưng sản phẩm nhận được là sách lậu, thậm chí bị giả… Có phụ huynh biết điều đó nhưng họ chấp nhận, vì giá rẻ hơn so với đăng ký tại trường. Những phụ huynh này khó khăn về kinh tế, thu nhập chưa ổn định hoặc thu nhập thấp, họ biết sách lậu nhưng vẫn mua.
Phụ huynh Tạ Thị Thu Hiền thông tin với phóng viên: “Chỉ mới tháng Sáu thôi, con tôi vừa mới nghỉ hè, tôi đã nhận được nhiều cuộc gọi điện thoại, hỏi có mua sách giáo khoa không? Họ nói rằng, có nhiều loại, lậu, giả, thật và giá cũng khác nhau. Chúng tôi khó phân biệt sách thật với sách lậu, còn sách giả thì phân biệt được. Dù mua giá tiền của sách thật nhưng họ chuyển sách lậu, chúng tôi cũng không thể biết, khi con vào lớp học, thầy cô chỉ ra mới biết đó là sách lậu…”
Vì sao lại mua giá tiền sách thật, được trả sách lậu mà vẫn phải chấp nhận? Phụ huynh Thu Hiền khẳng định: Dù là giá cao nhưng vẫn thấp hơn đăng ký mua ở trường nên họ chọn mua ngoài.
Phụ huynh Trần Huỳnh Đông thì cho rằng, sách nào chả là sách, có sách học là tốt rồi. Bị nhầm, bị sai thì thầy, cô giáo phải có trách nhiệm khi dạy các cháu đúng…
Với suy nghĩ của phụ huynh và nỗi lo của thầy cô giáo, chúng ta lại thấy xuất hiện “lực lượng thứ ba, ở giữa” đó là những người lưu hành, tiếp tay cho sách giáo khoa giả, lậu “hoành hành” sẽ bị xử lý như thế nào?
Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam hướng dẫn cách phân biệt sách giáo khoa thật – giả
Theo đại diện nhà Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) thì, sách giả được làm rất tinh vi, mặc dù nhìn bên ngoài giống sách thật, nhưng về chất lượng in sẽ không đạt yêu cầu. Sách giáo dục giả nếu có sai sót về màu sắc, ký hiệu, nét chữ, kiến thức, hay bị thiếu dữ liệu, không cập nhật thông tin… sẽ dẫn đến sai lệch về nội dung (đặc biệt nguy hiểm nếu thiếu đường nét biên giới, vấn đề biển đảo), kiến thức tiếp nhận của học sinh.
Với những sách in bị mờ, không đảm bảo quy cách, tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thể chất của học sinh, nhất là về thị lực. Sử dụng sách giả, học sinh sẽ không thể truy cập và sử dụng online được các giá trị, tư liệu, tiện ích bổ sung, hỗ trợ cho học sinh.
Còn nữa...
Hoàng An
Tin mới
Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 11/9/2024 về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn
Chiều 11/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đoàn công tác đã kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ lụt do hoàn lưu của bão số 3 gây ra tại tỉnh Lạng Sơn.
Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai
Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, mưa to kéo dài kết hợp lũ trên thượng nguồn đổ về gây lũ lớn, chia cắt cục bộ nhiều cụm dân cư trên địa bàn huyện Bắc Hà, làm hư hại 1.405 nhà, 208 chuồng trại, 646 ha lúa và hoa màu cùng nhiều công trình giao thông, trường học, y tế…, ước thiệt hại hơn 35 tỷ đồng...
Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi
Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), sẽ cung cấp 1 triệu USD viện trợ nhân đạo khẩn cấp để hỗ trợ Việt Nam khắc phục những thiệt hại thảm khốc do bão Yagi gây ra.
Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam
Nhằm hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh, nhất là các bệnh lây truyền qua nguồn nước, hoặc từ động vật, sau bão số 3, Sở Y tế Thái Nguyên đã có công văn đề nghị hỗ trợ từ nhiều đơn vị, tổ chức...
Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
“Chấp hành chỉ đạo của lãnh đạo Quân khu 3 và Bộ CHQS tỉnh Nam Định, thời điểm trước, trong và sau khi cơn bão số 3 đổ bộ, đơn vị đã quán triệt duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực chiến, trực ban, trực cứu hộ, cứu nạn 24/24” – đó là chia sẻ của Trung tá Trần Đình Thắng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Ý Yên về công tác hỗ trợ chính quyền địa phương và nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ.
Câu chuyện thương hiệu
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường